Thứ Sáu, Tháng Sáu 2, 2023
Home Blog

Làm thế nào để cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên Android

Làm thế nào để cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên Android
Làm thế nào để cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên Android

Làm thế nào để cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên android

Người dùng sử dụng điện thoại android có thể dễ dàng tải các ứng dụng không có trên cửa hàng. Thay vì phải thực hiện các thao tác nhiều lần và mất thời gian thì trên Android bạn chỉ cần kích hoạt một cài đặt một lần là xong. Đó chính là bật nguồn không xác định. 

Dưới dây ggads.pro sẽ hướng dẫn cách bật nguồn không xác định trên điện thoại Android

1.Lợi ích của việc bật nguồn không xác định trên android

Để tải các game ngoài CH Play thì điện thoại của bạn phải bật cho phép tải những nguồn không xác định thì mới có thể thao tác được. Khi bật nguồn không xác định bạn có thể thoải mái tải nhiều ứng dụng, game từ các nguồn khác nhau.

2.Làm thế nào để bật nguồn không xác định trên android

Tùy vào hệ điều hành android trên điện thoại mà cách bật cũng sẽ khác nhau. Ta sẽ bắt đầu với android 8 trở lên

2.1 Bật nguồn không xác định trên android 8 trở lên

Từ android 8 trở lên việc bật nguồn xác định đã không còn áp dụng trên nền hệ thống.Thay vào đó, trên mỗi ứng dụng ta tải về sẽ được xử lí riêng. Việc làm như này sẽ giúp tính bảo mật được thắt chặt trên từng app mà ta tải về.Các bước thực hiện để có thể cài đặt app khá dễ dàng:

Bước 1: Tải tệp apk cho ứng dụng bạn muốn tải xuống. Sau đó mở tệp Apk bằng bất kỳ trình quản lí tệp nào. Nhấn vào “setting

Nhấn vào “setting”
Nhấn vào “setting”

Bước 2: Tích bật Allow from this source

Tích bật "Allow from this source"
Tích bật “Allow from this source”

Bước 3: Nhấn nút quay lại phần cài đặt APK -> chọn Install để cài đặt ứng dụng

chọn "Install"
chọn “Install”

2.2 Bật nguồn không xác định trên android 7 trở xuống

Tùy vào mỗi thiết bị bạn sử dụng mà cái mục cài đặt có thể hơi khác chút. Nhưng tổng thể quy trình sẽ rất giống nhau.

Bước 1: Tại màn hình chính, click Setting (Cài Đặt) => chọn Security (bảo mật).

chọn Security (bảo mật)
chọn Security (bảo mật)

Bước 2:  Chọn Lock screen and security 

Chọn Lock screen and security
Chọn Lock screen and security

Bước 3: Tích bật Unknown Sources (cho phép cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc).

Tích bật Unknown Sources (cho phép cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc)
Tích bật Unknown Sources (cho phép cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc)

Bước 4: Click OK, cho phép điện thoại Android cài đặt file APK từ nguồn không xác định.

Click OK
Click OK

3. Cài đặt ứng dụng khi đã bật nguồn không xác định

Khi đã thiết lập xong như các bước ở trên thì giờ đây bạn có thể dễ tài cài đặt apk ở ngoài cửa hàng.

Bước 1: Tải apk trực tiếp từ nguồn mà bạn muốn tải

Bước 2: Nhấn vào thông báo “ Download complete” để khởi chạy

Nhấn vào thông báo “ Download complete” để khởi chạy
Nhấn vào thông báo “ Download complete” để khởi chạy

Bước 3: Nhấn vào nút Install, chờ vài giây cho ứng dụng cài đặt.

Nhấn vào nút "Install"
Nhấn vào nút “Install”

4. Tổng kết

Như vậy, ggads.pro vừa hướng dẫn bạn cách bật nguồn không xác định để cài file APK trên những chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android. Vậy là từ bây giờ bạn sẽ không phải lo lắng việc cài đặt các file APK ngoài trên di động của mình nữa rồi.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Artical Inline Ads

Hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo Google Ads cho người mới bắt đầu (2023) (phần 1)

chạy quảng cáo google ads
chạy quảng cáo google ads

Quảng cáo Google Ads (hay còn có tên cũ là quảng cáo Google Adwords) là công cụ quảng cáo đã được chứng minh được tính hiệu quả suốt nhiều năm qua.

Từ Google Ads Search cho các khách đang tìm kiếm, quảng cáo GDN giúp tiếp cận khách hàng đang lướt website hay đến quảng cáo Shopping nhắm đến hành vi mua sắm trực tuyến v.v. Chỉ riêng biết cách chạy quảng cáo Google Ads bạn đã có thể tiếp cận được hầu hết khách hàng tiềm năng trên môi trường số.

Vậy nên đây chắc chắn là 1 giải pháp không thể thiếu khi bạn muốn làm Online Marketing. Hãy cùng annhien.pro tìm hiểu 1 cách tổng quát nhất về cách quảng cáo trên Google nhé trong bài viết sau nhé.

 

1. Quảng cáo Google (Google Ads) là gì?

Theo Google, Google Ads là chương trình quảng cáo giúp bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận chính xác những người quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn có thể sử dụng quảng cáo Google để quảng bá doanh nghiệp, bán các sản phẩm hoặc dịch vụ, nâng cao mức độ nhận biết và tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn.

Theo cách hiểu trực quan hơn từ Wordstream thì Quảng cáo Google là một giải pháp chạy quảng cáo trực tuyến giúp doanh nghiệp xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google tìm kiếm hoặc các website thuộc mạng quảng cáo của Google (Youtube, Gmail, mạng hiển thị,…)

quảng cáo Google được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google Search

Ví dụ về quảng cáo Google được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google Search

Khi cách chạy quảng cáo Google Ads cũng cho phép nhà quảng cáo chọn các mục tiêu cụ thể cho quảng cáo của họ, như thúc đẩy số lượng cuộc gọi điện thoại hoặc lượt truy cập vào trang web. Với tài khoản Google Ads, các nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh ngân sách và phương thức nhắm mục tiêu, cũng như bắt đầu hoặc ngừng quảng cáo bất cứ lúc nào.

2. 06 lợi ích khi chạy quảng cáo Google

Phần trên cũng giúp bạn phần nào hiểu được cách chạy quảng cáo Google Ads là gì. Khi triển khai quảng cáo Google, nhà quảng cáo sẽ nhận được 6 lợi ích sau đây.

2.1. Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm:

Hiện nay, “Google”, “tìm kiếm” hay “search” đã trở thành một hành động quan trọng trong hành trình mua của khách hàng. Chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy câu nói: “Lên Google xem” hoặc “Search đi” khi có người muốn tìm hiểu về bất cứ điều gì. Theo thống kê của Google, thì “Google Search” vẫn là điểm chạm quan trọng nhất trong toàn bộ hành trình mua của khách hàng.

Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm

Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm

Với một doanh nghiệp, cách chạy quảng cáo Google Ads là kênh không thể bỏ qua vì khi khách hàng đã tìm kiếm là họ đang có nhu cầu tìm hiểu và mua hàng. Chính vì vậy, quảng cáo Google là cách nhanh nhất để bạn có thể tiếp cận được những khách hàng tiềm năng của mình.

2.2. Xuất hiện trên nhiều mạng quảng cáo:

Bên cạnh tìm kiếm, thì Google cũng sở hữu và liên kết với rất nhiều các website khác nhau trong hệ thống mạng hiển thị và chương trình Adsense của mình. Trong đó, nổi bật nhất chính là 2 sản phẩm Google sở hữu – Youtube và Gmail và hàng loạt các trang báo lớn ở Việt Nam như VNExpress, Dân Trí, 24h.com.vn,…

Như một hệ quả tất yếu, quảng cáo Google giúp bạn tiếp cận đến 90% người dùng trên Internet trên toàn cầu.

Ví dụ về quảng cáo Google được hiển thị trên báo Dân Trí

Ví dụ về quảng cáo Google được hiển thị trên báo Dân Trí

2.3. Chỉ mất tiền khi có người nhấp vào quảng cáo:

Rất nhiều nhà quảng cáo khi đến với annhien.pro đã đặt ra câu hỏi: “Khi quảng cáo hiển thị trên trang Google tìm kiếm thì có mất tiền không?”. Câu trả lời của annhien.pro sẽ luôn là “KHÔNG”. Với đa số các hình thức quảng cáo của Google thì bạn chỉ phải trả tiền khi khách hàng nhấp vào quảng cáo và truy cập vào website của bạn. Đây cũng là một đặc điểm tuyệt vời giúp Google là một kênh quảng cáo minh bạch và luôn hướng đến hiệu quả tối ưu nhất cho nhà quảng cáo.

2.4. Kiểm soát ngân sách dễ dàng:

Khi sử dụng quảng cáo Google, bạn có thể dễ dàng kiểm soát lượng ngân sách chi tiêu theo ngày hoặc toàn chiến dịch. Với các cách chạy quảng cáo Google Ads sẽ không quy định hạn mức chi tiêu tối thiểu, nên bạn có thể đặt và kiểm soát ngân sách của riêng mình. Ngoài ra, bạn có thể chọn nơi quảng cáo của mình sẽ xuất hiện, đặt ngân sách phù hợp và dễ dàng đo lường mức tác động của quảng cáo.

2.5. Dễ dàng đo lường hiệu quả chiến dịch:

Với từng mục tiêu của chiến dịch khác nhau mà dẫn đến cách chạy quảng cáo Google Ads cũng sẽ khác nhau, Google đều có các chỉ số giúp bạn theo dõi hiệu quả chiến dịch khác nhau.

Ví dụ, với chiến dịch với mục tiêu gia tăng nhận diện thương hiệu, bạn có thể kiểm soát các chỉ số như:

  • Lượt hiển thị quảng cáo
  • Chi phí trên 1000 lượt hiển thị
  • Lượt nhấp vào quảng cáo
  • Chi phí trên lượt nhấp
  • Lượt xem video
  • Tỷ lệ xem video, tỷ lệ nhấp chuột

Còn với chiến dịch với mục tiêu gia tăng lượt mua hàng thì bạn có thể đo lường các chỉ số:

  • Số lượng chuyển đổi, mua hàng
  • Chi phí trên một lượt triển đổi
  • ROAS (Gía trị chuyển đổi/ chi phí)
  • Tỷ lệ chuyển đổi

Dễ dàng đo lường hiệu quả chiến dịch

Dễ dàng đo lường hiệu quả chiến dịch

Từ những lợi ích trên mà nhiều doanh nghiệp đã tìm đến Quảng cáo Google như một phương thức để thúc đẩy bán hàng, dịch vụ và nâng cao nhận diện thương hiệu.

3. Cách hoạt động của quảng cáo Google

Như các bạn đã biết, quảng cáo Google và đặc biệt là Google Search giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng vô cùng dễ dàng. Chính vì vậy, rất rất nhiều nhà quảng cáo đang tham gia Google Ads trong bất cứ ngành nghề nào và cũng có nhiều cách chạy quảng cáo Google Ads được áp dụng.

Vậy giờ là lúc bạn cần đặt ra câu hỏi: “Vậy khi nào thì Google lựa chọn quảng cáo của tôi để hiển thị?” hay “Khi nào thì quảng cáo của tôi được hiển thị còn đối thủ thì không?

3.1. Giá thầu

Theo Hootsuite thì Google Ads hoạt động dưới mô hình trả tiền theo lượt nhấp hay “pay-per-click (PPC) model”. Nó có nghĩa là nhà quảng cáo muốn hiển thị quảng cáo khi khách hàng tìm kiếm một từ khóa bất kỳ trên Google cần đặt một giá thầu để đấu với các đối thủ khác.

Giá thầu mà bạn đặt được Google gọi là “Giá thầu tối đa” hay “CPC tối đa” – chi phí tối đa bạn sẵn sàng trả cho một lần khách hàng nhấp vào quảng cáo.

Ví dụ, nếu bạn đặt giá thầu tối đa là 5.000đ và Google xác định rằng trong lần đấu thầu đấy, bạn chỉ cần trả 2.000đ thì bạn có thể hiển thị quảng cáo. Còn nếu Google cho rằng cần hơn 5.000đ để có thể hiển thị thì rất tiếc, bạn cần tăng giá thầu lên.

Nhà quảng cáo có thể đặt giá thầu theo 4 cách cơ bản sau:

  • Chi phí trên một lượt nhấp (Cost-per-click hay CPC): đấu giá trên giá tiền bạn muốn trả cho một lượt nhấp chuột vào quảng cáo.
  • Chi phí trên một nghìn lượt hiển thị (Cost-per-mille hay CPM): đấu giá trên 1000 lượt hiển thị quảng cáo. Hình thức đấu giá này phù hợp với các loại quảng cáo như hiển thị, video Youtube.
  • Chi phí trên một hành động (Cost-per-action hay CPA): đấu giá trên một hành động cụ thể mà bạn muốn khách hàng làm như điền form, mua hàng, cuộn chuột,…
  • Chi phí trên một lượt xem (Cost-per-view hay CPV): đấu giá trên một lượt xem quảng cáo – dành cho quảng cáo video trên Youtube.

Giá thầu của tất cả các nhà quảng cáo

Giá thầu của tất cả các nhà quảng cáo

Sau khi nhận được giá thầu của tất cả các nhà quảng cáo, Google sẽ đem vào hệ thống và kiểm tra xem nhà quảng cáo nào được hiển thị và nhà quảng cáo nào không.

3.2. Điểm chất lượng

Ngoài việc so sánh giá thầu, còn một yếu tố nữa cũng được Google so sánh trong quá trình ra quyết định đó chính là “điểm chất lượng” hay “Quality Score”.

Theo Google thì “Điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo, từ khóa và trang đích của bạn. Quảng cáo có chất lượng cao hơn có thể dẫn đến giá thấp hơn và vị trí quảng cáo tốt hơn ”.

Điểm chất lượng được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 10. Điểm chất lượng càng cao thì bạn có khả năng hiển thị quảng cáo ở vị trí càng cao với chi phí càng thấp.

Điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo

Điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo

Cải thiện điểm chất lượng là cách tiết kiệm nhất để bạn có thể hiển thị quảng cáo với chi phí thấp hơn đối thủ. Chính vì vậy, annhien.pro luôn khuyên các nhà quảng cáo hãy cải thiện điểm chất lượng trước khi quyết định tăng giá thầu.

Giờ bạn đã biết cách chạy quảng cáo Google Ads của mình hoạt động như thế nào, vậy hãy cùng đến với các hình thức quảng cáo của Google mà bạn có thể tận dụng.

4. 09 hình thức quảng cáo Google hiện nay

Quảng cáo Google hiện nay đang có 09 loại hình quảng cáo khác nhau tùy thuộc theo các đối tượng phù hợp và mục đích doanh nghiệp và cá nhân hướng tới với 07 loại quảng cáo cơ bản và 02 loại quảng cáo nâng cao hơn (Tối đa hóa hiệu suất và chiến dịch thông minh). Ở phần dưới đây, chúng ta sẽ đi qua những thông tin tổng quan, bạn có thể đọc chi tiết hơn về những ưu và nhược điểm riêng của từng loại quảng cáo tại: 09 loại hình quảng cáo của Google.

Cách quảng cáo Google hiển thị trên các nền tảng khác nhau

Cách quảng cáo Google hiển thị trên các nền tảng khác nhau

Quảng cáo tìm kiếm xuất hiện tại trang kết quả tìm kiếm của Google khi khách hàng tìm kiếm một từ khóa. Với cách chạy quảng cáo Google Ads thì loại Quảng cáo tìm kiếm được xem là loại quảng cáo Google quen thuộc nhất với chúng ta. Quảng cáo sẽ xuất hiện với một ký hiệu “Quảng cáo” hay “Ads” màu đen bên cạnh URL.

Dưới đây là ví dụ về quảng cáo tìm kiếm hiển thị với từ khóa “mua sữa Nhật”

Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)

Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)

Và bạn cũng có thể thấy, quảng cáo dạng văn bản không phải là kết quả duy nhất hiển thị trên Google Search trong ảnh trên. Kết quả quả ở cột bên phải chính là quảng cáo mua sắm.

4.2. Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)

Quảng cáo mua sắm giúp sản phẩm của bạn được hiển thị một cách trực quan hơn với hình ảnh thực tế kèm các thông tin về giá, nhà bán,…

Bên cạnh hiển thị ở trang kết quả tìm kiếm với quảng cáo Search thì với cách chạy quảng cáo Google Ads bằng hình thức quảng cáo mua sắm còn hiển thị ở trang “Mua sắm” và một số vị trí khác.

Ví dụ quảng cáo Google Shopping hiển thị ở trang mua sắm:

Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)

Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)

4.3. Quảng cáo hiển thị (Google Display Network)

Quảng cáo hiển thị giúp bạn hiển thị quảng cáo trên hệ thống mạng hiển thị gồm hơn 3 triệu website và hơn 90% người dùng Internet trên toàn thế giới. Với cách cách chạy quảng cáo Google Ads này thì các quảng cáo có thể hiển thị ở nhiều nơi với nhiều cách khác nhau như:

Hiển thị ở các trang web có lượng truy cập lớn:

Quảng cáo hiển thị  ở các trang web có lượng truy cập lớn

Quảng cáo hiển thị  ở các trang web có lượng truy cập lớn

Hay ở trên kênh Youtube:

Quảng cáo hiển thị trên kênh Youtube

Quảng cáo hiển thị trên kênh Youtube

4.4. Quảng cáo Video Youtube

Với sự bùng nổ của người xem Youtube sau 2 năm đại dịch, quảng cáo video trên Youtube đã trở thành một loại hình quảng cáo mà doanh nghiệp nào cũng cần biết đến. Bạn có thể hiển thị quảng cáo ở đa dạng vị trí trên Youtube hoặc trên các trang website khác thuộc mạng hiển thị của Google như

Ở trước, trong và sau một video khi khách hàng xem

Ở trước, trong và sau một video khi khách hàng xem

Ở trước, trong và sau một video khi khách hàng xem

Hoặc ở trên kết quả tìm kiếm của Youtube

Ở trên kết quả tìm kiếm của Youtube

Ở trên kết quả tìm kiếm của Youtube

4.5. Quảng cáo Ứng dụng toàn cầu

Tương tự quảng cáo video, thì cách chạy quảng cáo Google Ads theo hình thức quảng cáo ứng dụng cũng hiển thị trên mạng hiển thị của Google (GDN) nhưng được sử dụng dành riêng cho các ứng dụng.

Ví dụ quảng cáo ứng dụng được hiển thị trên trang chủ của Youtube:

Quảng cáo Ứng dụng toàn cầu

Quảng cáo Ứng dụng toàn cầu

4.6. Quảng cáo khám phá (Discovery)

Discovery Ads hay quảng cáo khám phá được Google chính thức trình làng vào năm 2020. Theo Google thì đây là hình thức giúp bạn dễ dàng giới thiệu sản phẩm đến những khách hàng giá trị nhất.

Các chiến dịch Discovery thực hiện hiệu quả việc thử nghiệm quảng cáo, nhắm tới khách hàng tiềm năng, và tối ưu hoá chiến dịch bằng máy học để lên kế hoạch quảng cáo cho bạn trên khắp Youtube, Gmail, và Discovery feed – tất cả chỉ gói gọn trong 1 chiến dịch.

Quảng cáo khám phá

Quảng cáo khám phá

4.7. Chiến dịch địa phương (Local Campaign)

Theo Google, chiến dịch địa phương giúp bạn dễ dàng quảng cáo cửa hàng thực tế của mình khi khách hàng tìm kiếm trên các sản phẩm lớn nhất của Google (bao gồm Mạng Tìm kiếm của Google, Maps, YouTube, Gmail và Mạng Hiển thị của Google).

Chiến dịch địa phương

Chiến dịch địa phương

Tuy nhiên vào tháng 8/2022, chiến dịch địa phương sẽ chính thức được được nâng cấp và sáp nhập vào quảng cáo tối đa hóa hiệu suất.

Vậy, quảng cáo tối đa hóa hiệu suất là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu loại hình quảng cáo mới nhất của Google ở phần dưới đây.

4.8. Quảng cáo hiệu suất tối đa (Performance Max Campaign)

“Performance Max Campaigns” hay “Quảng cáo hiệu suất tối đa” được coi là tầm cao mới của quảng cáo Google. Loại hình quảng cáo này được Google chính thức ra mắt vào tháng 11/2021.

Chiến dịch được đánh giá như một bước tiến quan trọng của Google trong việc “Trao AI cho các nhà quảng cáo” với các tính năng vượt trội sau:

  • Là sự kết hợp 6 trong 1 của tất cả các loại quảng cáo chính của Google: Tìm kiếm, Hiển thị, YouTube, Khám phá, Mua sắm, Địa phương.
  • Phân phối trên toàn bộ các khoảng không quảng cáo của Google.
  • Bạn chỉ cần cung cấp đầu vào là các nội dung quảng cáo (văn bản, ảnh, video, nguồn cấp dữ liệu), Google sẽ tự động tạo các mẫu quảng cáo để phân phối cho bạn.
  • Sử dụng đấu thầu thông minh 100% giúp tận dụng tối đa sức mạnh của AI trong việc tìm kiếm khách hàng.

Dù mục tiêu của bạn là tăng doanh số nhờ cửa hàng trực tuyến hay tìm kiếm khách hàng tiềm năng thì với cách chạy quảng cáo Google Ads theo hình thức Performance Max sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó bằng bằng máy học. Tất cả bạn cần là có những chiến lược và đầu vào (nội dung, tín hiệu đối tượng) thật tốt để dạy cho máy học.

Quảng cáo hiệu suất tối đa

Quảng cáo hiệu suất tối đa

4.9. Quảng cáo thông minh

Đây là loại hình cách chạy quảng cáo Google Ads cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới kinh doanh online khi lần đầu tiếp cận với Google. Khi mới tạo tài khoản, Google cũng sẽ hướng dẫn bạn tạo quảng cáo thông minh đầu tiên. Bạn có thể xem kỹ hơn cách tạo quảng cáo này ở phần 5 dưới đây.

Ưu điểm của loại quảng cáo này là vô cùng đơn giản và tiết kiệm thời gian. Chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản, các quảng cáo của bạn sẽ tự động hiển thị cho khách hàng tiềm năng trên Google Tìm kiếm, Google Maps, YouTube, Gmail và các trang web đối tác của Google.

Vậy là chúng ta đã đi qua những thông tin tổng quan nhất về quảng cáo Google. Giờ hãy cùng bắt tay vào tạo tài khoản và quảng cáo đầu tiên của bạn thôi!

5. Hướng dẫn tạo tài khoản quảng cáo Google Ads

Phía trên annhien.pro phân tích khái niệm “Chạy google ads là gì?”. Trong phần này, hãy cùng khám phá các bước tự chạy quảng cáo google ads hiệu quả.

5.1. 03 điều kiện cần để triển khai quảng cáo Google.

Để có thể chạy quảng cáo trên Google, trước hết cần chuẩn bị 3 thứ sau:

03 điều kiện cần để triển khai quảng cáo Google

03 điều kiện cần để triển khai quảng cáo Google

  • Tài khoản Gmail đang hoạt động: Để chạy quảng cáo trên Google đầu tiên bạn cần có một tài khoản Gmail. Nếu bạn đã có tài khoản thì hãy đăng nhập vào tài khoản Gmail của mình.
  • Website: Để triển khai quảng cáo, bạn cần có một website với nội dung tuân thủ luật pháp Việt Nam và các chính sách quảng cáo của Google.
  • Thẻ Visa/ Master/ ví Momo: có chức năng thanh toán quốc tế hoặc ví Momo. Các yêu cầu về thẻ thanh toán sẽ được annhien.pro nói kỹ hơn ở các phần sau.

5.2. Đăng ký tài khoản Google Ads và lên chiến dịch thông minh đầu tiên

Tiếp tục bước cách chạy quảng cáo Google Ads thì bạn hãy truy cập vào trang tạo quảng cáo Google Adwords https://adwords.google.com/, chọn bắt đầu ngay và đăng nhập vào gmail của bạn.

Đăng ký tài khoản Google Ad

Đăng ký tài khoản Google Ads và lên chiến dịch

Sau khi bắt đầu, bạn sẽ được Google chuyển đến giao diện hướng dẫn tạo một chiến dịch thông minh mới. Nếu bạn không muốn tạo chiến dịch theo hướng dẫn thì có thể chọn chế độ chuyên gia để chuyển sang giao diện làm việc của chuyên gia.

Google chuyển đến giao diện hướng dẫn tạo một chiến dịch thông minh

Google chuyển đến giao diện hướng dẫn tạo một chiến dịch thông minh

Với những bạn mới làm quen với cách chạy quảng cáo Google Ads, hãy cùng xem qua một lượt các bước tạo tài khoản theo hướng dẫn để nắm được những yếu tố cơ bản nhất của một chiến dịch quảng cáo Google nhé.

Bước 1: Xác định mục tiêu quảng cáo

Tạo mục tiêu quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn. Có 4 mục tiêu cho bạn lựa chọn. Bước này bạn cần xác định rõ xem doanh nghiệp của mình đang phù hợp với mục tiêu nào.

  • Tăng số lượng cuộc gọi điện thoại gọi tới doanh nghiệp: Chọn mục tiêu này nếu như khách hàng mới của bạn đến từ kênh điện thoại là chính.
  • Tăng doanh số bán hàng hoặc khách hàng tiềm năng cho trang web: Hầu hết công việc kinh doanh của bạn được thực hiện trực tuyến (đặt hàng, đăng ký…)
  • Tăng số lượng khách hàng ghé qua vị trí thực của bạn: Chọn mục tiêu này nếu như bạn có 1 cửa hàng thực tế, muốn khách hàng đến tận nơi xem.
  • Nhận được nhiều lượt xem và lượt tương tác hơn trên YouTube: Chọn mục tiêu này nếu bạn có kênh Youtube và muốn phát triển kênh hoặc tăng lượt xem/ tương tác video nhằm mục đích Marketing khác.

Xác định mục tiêu quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn

Xác định mục tiêu quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn

Bước 2: Cung cấp thông tin doanh nghiệp

Thiết lập doanh nghiệp của bạn: Điền tên doanh nghiệp và trang web của bạn vào các ô tương ứng.

Cung cấp thông tin doanh nghiệp

Cung cấp thông tin doanh nghiệp

Sau khi nhập thông tin doanh nghiệp và trang web, Google sẽ quét website, tìm hiểu thông tin doanh nghiệp và trả về hình ảnh hiển thị của website trên di động và máy tính.

Google sẽ quét website, tìm hiểu thông tin doanh nghiệp

Google sẽ quét website, tìm hiểu thông tin doanh nghiệp

Bước 3: Viết mẫu quảng cáo

Ở phần này, Google sẽ yêu cầu bạn viết mẫu quảng cáo gồm 3 tiêu đề và 2 mô tả theo hướng dẫn. Hiện tại với một mẫu quảng cáo tìm kiếm, Google cho phép bạn dùng tối đa 15 tiêu đề và 4 mô tả. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể bổ sung tiêu đề và mô tả sau khi Google hướng dẫn xong.

Google sẽ yêu cầu viết mẫu quảng cáo gồm 3 tiêu đề và 2 mô tả

Google sẽ yêu cầu bạn viết mẫu quảng cáo gồm 3 tiêu đề và 2 mô tả

Bước 4: Thêm chủ đề quảng cáo

Thêm các chủ đề quảng cáo mà bạn muốn triển khai. Tại đây, Google cũng hiển thị cho bạn những chủ đề mà Google thấy phù hợp sau khi quét website của bạn. Bạn có thể thêm, bớt hoặc chỉnh sửa chủ đề theo nhu cầu.

Thêm các chủ đề quảng cáo muốn triển khai

Thêm các chủ đề quảng cáo mà bạn muốn triển khai

Bước 5: Thiết lập vị trí quảng cáo

Thiết lập các khu vực mà bạn có thể cung cấp dịch vụ. Có hai lựa chọn mà bạn cần quan tâm đến:

  • Thiết lập vị trí theo bán kính: Giới hạn vị trí địa lý theo bán kính của bạn.

Thiết lập vị trí theo bán kính

Thiết lập vị trí theo bán kính

  • Thiết lập vị trí cụ thể tùy chỉnh: Nếu bạn cung cấp dịch vụ ở một vài địa điểm khác nhau, hoặc bạn có chi nhánh ở một số nơi xa nhau, bạn cần thiết lập thêm những địa điểm đó vào phần này.

Thiết lập vị trí cụ thể tùy chỉnh

Thiết lập vị trí cụ thể tùy chỉnh

Bước 6: Thiết lập ngân sách và xem lại cài đặt

Thiết lập ngân sách quảng cáo cho chiến dịch. Tại đây, bạn được lựa chọn sử dụng ngân sách theo gợi ý hoặc nhập ngân sách theo mong muốn của bạn.

Thiết lập ngân sách và xem lại cài đặt

Thiết lập ngân sách và xem lại cài đặt

Sau đó, hãy xem lại toàn bộ cài đặt của chiến dịch thông minh.

Xem lại toàn bộ cài đặt của chiến dịch thông minh

Xem lại toàn bộ cài đặt của chiến dịch thông minh

* Lưu ý: Cho đến bước này bạn đã nắm được sơ bộ những bước cơ bản nhất mình có thể làm với Google Ads. Bạn nên tạm dừng chiến dịch thông minh sau khi hoàn thành bước đăng ký tài khoản bởi vì chiến dịch này khả năng mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho tài khoản mới chưa cao.

5.3. Thiết lập thanh toán quảng cáo

Để chạy quảng cáo Google Ads bạn cần chuẩn bị thẻ ngân hàng có chức năng thanh toán quốc tế là visa/mastercard hoặc ví Momo. Bạn cần lưu ý chức năng này bởi thẻ ATM nội địa sẽ không có chức năng thanh toán quốc tế dẫn tới không thể chạy quảng cáo Google, Facebook được.

Các loại thẻ thanh toán

Thẻ visa/mastercard chia làm 2 loại:

  • Thẻ visa debit: Đây là loại thẻ tương tự như ATM nội địa là phải nạp tiền vào tài khoản mới có thể sử dụng số tiền trong tài khoản được.
  • Thẻ visa credit: Đây là loại thẻ tín dụng có sẵn hạn mức tiền trong tài khoản để bạn sử dụng trước và thanh toán với ngân hàng sau. Tuy nhiên loại thẻ này thủ tục làm rất tốn thời gian và phải thẩm tra theo quy trình nên bạn nên đăng ký loại debit sẽ nhanh gọn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Một số ngân hàng annhien.pro khuyên dùng trong seri cách chạy quảng cáo Google Ads là: ACB, Techcombank, MBBank,…

Khi tới ngân hàng bạn hãy nói cần làm thẻ Visa Debit để chạy quảng cáo Google.

Thiết lập thanh toán quảng cáo

Cách chạy quảng cáo Google Ads khi đã có thẻ thanh toán hoặc tài khoản Momo, bạn hãy thiết lập thanh toán quảng cáo như các hướng dẫn dưới đây:

  • Xác nhận quốc gia, múi giờ cùng các mã giảm giá (nếu có):

Xác nhận quốc gia, múi giờ cùng các mã giảm giá

Xác nhận quốc gia, múi giờ cùng các mã giảm giá

  • Xác nhận thông tin của bạn: Hiện tại các tài khoản mới lập của các cá nhân rất dễ bị tạm ngưng do thanh toán hoặc các lý do khác, nên bạn hãy khai chính xác nhất các thông tin của cá nhân hoặc doanh nghiệp để việc triển khai sau này dễ dàng hơn.

Xác nhận thông tin của bạn

Xác nhận thông tin của bạn

  • Xác minh cách thanh toán và thông tin thanh toán

Xác minh cách thanh toán và thông tin thanh toán 

Xác minh cách thanh toán và thông tin thanh toán

6. Giới thiệu giao diện quảng cáo Google 2022

Với sự cập nhật liên tục, giao diện của Google Ads đã được cải tiến đáng kể trong những năm vừa qua, nhưng với các cách chạy quảng cáo Google Ads thì không có quá nhiều thay đổi. Giao diện mới này được chia thành 3 phần cơ bản:

6.1. Bảng điều hướng điều hướng:

Bảng điều hướng điều hướng: ở bên trái hoặc có thể ở phía trên – nơi giúp bạn chuyển đổi nhanh giữa các chiến dịch và nhóm quảng cáo. Theo mặc định, bạn sẽ thấy các chiến dịch đã bật. Để xem các nhóm quảng cáo và chiến dịch bị tạm dừng và bị xóa, hãy nhấp vào biểu tượng 3 chấm để lựa chọn. Bạn cũng có thể thay đổi giữa các không gian làm việc khác nhau.

Giao diện quảng cáo Google

Giao diện quảng cáo Google

6.2. Không gian làm việc chính

Không gian làm việc chính: Nơi bạn kiểm soát hiệu suất và tài khoản và xem các thông tin về kết quả triển khai. Tại đây, bạn có thể vào nhiều tab khác nhau để xem thông tin. Các tab cần quan tâm với người mới triển khai gồm:

  • Tổng quan: Cung cấp cho bạn thông tin tổng quan nhất về hiệu suất của tài khoản.
  • Chiến dịch: Nơi bạn kiểm soát hiệu suất của các chiến dịch của mình
  • Nhóm quảng cáo: Cập nhật thông tin về các nhóm quảng cáo
  • Quảng cáo: Kiểm soát hiệu quả của các quảng cáo

Không gian làm việc chính

Không gian làm việc chính

6.3. Thanh công cụ

Thanh công cụ: ở phía trên cùng bên phải. Trên thanh công cụ bạn có thể tìm kiếm nhanh, truy cập báo cáo, công cụ và cài đặt, trợ giúp và thông báo.

Trong đó, phần “công cụ và cài đặt” là quan trọng nhất. Tại đây bạn sẽ sử dụng được những công cụ cần thiết để lên kế hoạch, triển khai quảng cáo và có những cài đặt hỗ trợ triển khai.

Thanh công cụ

Thanh công cụ

Ở những phần trên các bạn đã nắm được cách tạo một tài khoản quảng cáo Google và làm quen với giao diện quảng cáo. Đến bước này, annhien.pro sẽ hướng dẫn bạn tạo một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm để nắm được đầy đủ nhất những bước đầu tiên cách chạy quảng cáo Google Ads bằng hình thức quảng cáo Google Search:

7.1. Tạo chiến dịch quảng cáo Google

Bước 1: Thêm chiến dịch mới

Vào Tất cả chiến dịch → Chọn Chiến dịch mới → Nhấp vào Thêm chiến dịch mới. 

Thêm chiến dịch mới

Thêm chiến dịch mới

Bước 2: Lựa chọn mục tiêu chiến dịch của bạn.

Tại đây tài khoản cung cấp cho bạn các mục tiêu sau:

Lựa chọn mục tiêu chiến dịch

Lựa chọn mục tiêu chiến dịch

Với quảng cáo tìm kiếm, bạn chỉ có thể lựa chọn các hạng mục doanh số, khách hàng tiềm năng và lưu lượng truy cập website hoặc lựa chọn “Tạo chiến dịch không có hướng dẫn về mục tiêu”.

Bước 3: Chọn chiến dịch

Chọn chiến dịch tìm kiếm hay Google Search trong danh sách chiến dịch Google đề xuất. Để cài đặt nhấn: Tiếp tục

Chọn chiến dịch

Chọn chiến dịch

7.2. Lựa chọn ngân sách, giá thầu và các cài đặt chiến dịch

Bước 4: Cài đặt ngân sách và giá thầu

Tại phần này, bạn sẽ setup ngân sách cho chiến dịch quảng cáo ads của mình theo từng ngày. Đặt ngân sách chi tiêu mỗi ngày, ví dụ bạn đặt chi 1.000.000/ ngày và tập trung vào số nhấp chuột. Ở thời điểm mới setup tài khoản quảng cáo hãy lựa chọn: giá thầu CPC thủ công.

Cài đặt ngân sách và giá thầu

Cài đặt ngân sách và giá thầu

Phía bên phải màn hình, Google sẽ đưa ra những ước tính về số lượt nhấp, cpc và khả năng chi tiêu cho chiến dịch.

Bước 5: Lựa chọn cài đặt chiến dịch

Lựa chọn cài đặt chiến dịch theo hướng dẫn dưới đây. Trong đó tại phần vị trí, bạn cũng có thể lựa chọn nhắm mục tiêu theo khu vực cụ thể hoặc theo cắm ghim bán kính như hướng dẫn ở trên.

Lựa chọn cài đặt chiến dịch

Lựa chọn cài đặt chiến dịch

Lưu ý: Khi chọn ngôn ngữ bạn cần chọn Tiếng Việt và cả Tiếng Anh. Dù phạm vi quảng cáo chỉ ở Việt Nam nhưng luôn cần chọn thêm trường Tiếng Anh, một số phiên bản trình duyệt của Google có cài đặt ngôn ngữ tìm kiếm bằng Tiếng Anh thì quảng cáo của bạn vẫn được tiếp cận đúng người.

7.3. Thêm từ khóa quảng cáo và xác định giá thầu

Bước 6: Thêm từ khóa

Đầu tiên, xác định từ khóa triển khai và đặt giá thầu.

Thêm từ khóa

Thêm từ khóa

Tại bước này, bạn cần chọn dạng từ khóa theo 1 trong 4 hình thức đối sánh:

  • Đối sánh rộng
  • Đối sánh cụm từ
  • Đối sánh chính xác.

Để tìm hiểu thêm về 4 dạng từ khóa này, tham khảo bài viết: Các dạng đối sánh từ khóa trong Google Ads

Tại đây bạn sẽ lựa chọn từ khóa – Đây là các từ khóa có thể kích hoạt quảng cáo Google Ads của bạn xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên quá trình lựa chọn từ khóa cũng có nhiều câu hỏi cần bạn trả lời như: “Từ khóa nào phù hợp với tôi?”, “Giá thầu cho một từ khóa bao nhiêu là hợp lý?”,… Bạn có thể nhận được câu trả lời tại “Công cụ lập kế hoạch từ khóa” của Google.

Công cụ lập kế hoạch từ khóa

Công cụ lập kế hoạch từ khóa

Chi tiết về cách xác định từ khóa và cách sử dụng “Công cụ lập kế hoạch từ khóa

Nếu bạn cần được trợ giúp về cách lựa chọn từ khóa và đặt giá thầu hiệu quả, bạn có thể tham khảo dịch vụ Quảng cáo Google Ads annhien.pro hoặc tham gia khóa học Google Ads Foundation do annhien.pro Academy tổ chức.

7.4. Viết mẫu quảng cáo Google tìm kiếm

Bước 7: Viết Mẫu quảng cáo

Tạo mẫu quảng cáo tìm kiếm thích ứng theo hướng dẫn của Google.

Viết mẫu quảng cáo Google tìm kiếm

Viết mẫu quảng cáo Google tìm kiếm

Để viết mẫu quảng cáo từ khóa trên Google hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Với mỗi mẫu quảng cáo từ khóa hiển thị trên Google gồm tối đa: 3 tiêu đề, mỗi tiêu đề dài 30 ký tự và 2 phần mô tả dài 90 ký tự, tổng độ dài là 270 ký tự.
  • Với mẫu quảng cáo tìm kiếm thích ứng, bạn chỉ cần tạo một mẫu quảng cáo và nên tạo tối đa 15 tiêu đề và 4 mô tả.
  • Cụm từ khóa chính cần xuất hiện trong các tiêu đề và mô tả.
  • Viết đủ ý, ngắn gọn, dễ hiểu
  • Đưa nhiều thông tin có giá trị, hấp dẫn hơn giúp thu hút được khách hàng

Xem thêm: Chi tiết hướng dẫn viết mẫu quảng cáo Google

Bước 8: Tạo mở rộng quảng cáo

Sau khi viết xong mẫu quảng cáo thì bạn cần bổ sung phần mở rộng quảng cáo. Đây là những thông tin bổ sung, được hiển thị bên cạnh mẫu quảng cáo chính. Với mỗi nhóm quảng cáo nên có tối thiểu 4 phần mở rộng quảng cáo.

Tạo mở rộng quảng cáo

Tạo mở rộng quảng cáo

Ví dụ về phần mở rộng quảng cáo

Ví dụ về phần mở rộng quảng cáo

7.5. Tối ưu nội dung trang đích

Để khách hàng bấm vào quảng cáo sản phẩm dịch vụ của mình đã khó nhưng để khách hàng mua và sử dụng dịch vụ của mình còn khó hơn gấp bội.

Vậy với các cách chạy quảng cáo Google Ads, annhien.pro có 1 số đề xuất để giúp bạn tối ưu trang đích trước khi đưa quảng cáo lên Google như sau:

  • Trang đích cần đúng nhu cầu của người dùng
  • Cung cấp đủ nội dung khách hàng cần
  • Tốc độ tải trang phải nhanh
  • Nội dung tối ưu trên các thiết bị
  • Tránh sử dụng quá nhiều popup
  • Tiêu đề ấn tượng dưới 65 ký tự, chứa từ ngữ hấp dẫn
  • Sapo lôi cuốn, in đậm các phần quan trọng
  • Các heading, tiêu đề phụ hấp dẫn nội dung trực quan giúp khách hàng nắm được nội dung nhanh chóng
  • Nội dung mạch lạc, văn phong súc tích ngắn gọn
  • Từ ngữ phù hợp với nhóm khách hàng
  • CTA phù hợp với hành trình của người đọc

Bạn cần cài đặt theo dõi và đo lường chuyển đổi thật chi tiết để biết nội dung trang đích của mình còn thiếu gì.

7.6. Cài đặt đối tượng tiếp thị lại (Remarketing hay Retargeting)

Khách hàng khi gõ từ khóa tìm kiếm họ truy cập vào trang website có nghĩa là họ đang có nhu cầu với sản phẩm đó. CẦN PHẢI THEO ĐUỔI NGƯỜI DÙNG ĐỂ QUẢNG CÁO TIẾP THỊ LẠI SẢN PHẨM BỞI:

  • Bởi lần đầu tiên vào họ vẫn đang trong quá trình tìm hiểu, so sánh. Họ cần tham khảo người thân, các bên đối thủ của bạn, giá cả, chế độ hậu mãi.
  • 43% các công ty sử dụng Remarketing để tăng cường nhận thức thương hiệu online.

Đây là cách chạy quảng cáo Google Gds rất phổ biến hiện nay. Để tạo tệp remarketing, bạn cần vào trang quảng cáo Google lấy code Remarketing và cài đặt vào website của mình. Khi cài đặt đối tượng tiếp thị lại thì mỗi khi người dùng truy cập vào website của bạn, hệ thống sẽ lưu lại cookie vào danh sách tiếp thị lại và từ danh sách này bạn có thể dùng để tạo chiến dịch tiếp thị lại hay còn gọi là Remarketing. Lưu ý:

  • Đối với mạng tìm kiếm Google search bạn cần phải có tối thiểu 1.000 khách truy cập hoặc người dùng hoạt động trong vòng 30 ngày qua
  • Đối với mạng hiển thị của Google ( Google display) cần phải có tối thiểu 100 khách truy cập hoặc người dùng hoạt động trong vòng 30 ngày qua

Xem thêm về: Đối tượng tiếp thị lại – Quảng cáo Google Remarketing

7.7. Theo dõi và tối ưu quảng cáo

Việc theo dõi và tối ưu quảng cáo là việc cực kỳ quan trọng với bất cứ cách chạy quảng cáo Google Ads nào nếu bạn không muốn “tiền rơi qua cửa sổ”.

Về theo dõi quảng cáo Google bạn có thể:

  • Đo lường chuyển đổi trực tiếp từ tài khoản Google Ads
  • Đo lường chuyển đổi Google Ads thông qua công cụ Analytics

Xem hướng dẫn chi tiết: Cách đo lường và theo dõi chuyển đổi

Về tối ưu quảng cáo, có 8 cách đơn giản nhất đó là:

  • Điều chỉnh giá thầu
  • Tạm dừng các từ khóa không hiệu quả
  • Phân bổ lại ngân sách
  • Xử lý Truy vấn tìm kiếm (thêm hoặc phủ định)
  • Lập lịch quảng cáo theo khung giờ
  • Thiết lập ưu tiên thiết bị
  • Thiết lập ưu tiên khu vực địa lý
  • Tắt/ Thay mẫu quảng cáo (nếu cần)

Nếu bạn chưa hiểu rõ 8 cách này hãy xem bài viết chi tiết: 08 cách tối ưu quảng cáo Google Ads.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn tự học chạy quảng cáo google ads hiệu quả. Nếu quan tâm tới các loại hình quảng cáo khác của google có thể tham khảo thêm:

8. 07 Sai lầm khi chạy quảng cáo Google Ads

8.1. Sai lầm 1: Nghĩ rằng cứ chạy quảng cáo Google Ads là ra đơn hàng luôn

Thực tế quảng cáo Google chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là phân phối quảng cáo, sản phẩm, dịch vụ của bạn tới khách hàng có nhu cầu, đối tượng tiềm năng.

Việc áp dụng các cách chạy quảng cáo Google Ads để ra đơn hàng được hay không còn rất nhiều yếu tố như: Sản phẩm của bạn có chất lượng? Dịch vụ của bạn có đủ tốt? Uy tín doanh nghiệp của bạn cao hay không? Giá sản phẩm/ dịch vụ đã đủ cạnh tranh? Nội dung quảng cáo của bạn đã tiếp cận đúng đối tượng?

Khi tất cả các yếu tố từ quảng cáo đến sản phẩm doanh nghiệp đều được thống làm chỉn chu, việc ra đơn sẽ là 1 hệ quả tất yếu.

8.2. Sai lầm 2: Không tối ưu quảng cáo thường xuyên

Đối với một thời điểm mẫu quảng cáo này có thể hiệu quả tuy nhiên theo thời gian có thể nó không còn hiệu quả nữa. Bạn cần theo dõi kỹ tỉ lệ chuyển đổi, CTR và tối ưu nhiều cách chạy quảng cáo Google Ads khác để đạt được tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất.

Tối ưu ở đây có thể chỉ là tối ưu lại tiêu đề, nội dung mẫu quảng cáo để có thể thu hút khách hàng hơn, tăng tỉ lệ CTR cao hơn.

8.3. Sai lầm 3: Chọn sai từ khóa mục tiêu và lầm tưởng

Không lựa chọn sai từ khóa mục tiêu và đừng nhầm tưởng quảng cáo tìm kiếm trên google với kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google. Khâu lên từ khóa, chọn dạng từ khóa để chạy là rất quan trọng.

Nó giúp cho quảng cáo của bạn xuất hiện đúng người tìm kiếm, tránh lãng phí tiền với những từ khóa không đúng với sản phẩm mà bạn không cung cấp.

8.4. Sai lầm 4: Không chia từ khóa, chia từ khóa không chính xác

Nhiều nhà quảng cáo thường mắc sai lầm khi bỏ qua việc phân tích từ khóa, chia từ khóa. Việc chia từ khóa tất quan trọng bởi bạn phải phân tích chi tiết các nhóm từ khóa để biết được đúng nhu cầu của khách hàng dẫn tới trang đích sẽ thỏa mãn đúng nhu cầu tìm kiếm của họ, khi bạn đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và khi áp dụng vào cách chạy quảng cáo Google Ads thì khả năng chuyển đổi sẽ cao hơn.

Bạn cần hiểu, phân tích rõ nhu cầu, tâm lý khách hàng bởi khách hàng luôn tìm kiếm sát với những gì mà họ cần.

Ví dụ: Họ đang không chia nhóm quảng cáo. Để chung bộ từ khóa cho tất cả nhóm sản phẩm tivi chung cho sản phẩm tivi nên mẫu quảng cáo không có chứa “tivi sony”.

Để chung bộ từ khóa cho tất cả nhóm sản phẩm tivi

Để chung bộ từ khóa cho tất cả nhóm sản phẩm tivi

Xem thêm: Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa Google Ads mới nhất

8.5. Sai lầm 5: Chất lượng trang đích không tốt hoặc không có trang đích cụ thể

Không có trang đích cụ thể, hoặc trang đích không chất lượng. Hành trình tìm kiếm, lôi kéo khách hàng click vào trang đích đã khó, nhưng thất bại là khi đã kéo được khách hàng về trang đích nhưng trang đích không được chăm sóc tốt, không đem kiến thức có ích cho khách hàng.

Ví dụ: Từ khóa về giá nhưng trang đích không có giá.

Trang đích không chứa giá chỉ bao gồm các thông tin quảng cáo

Trang đích không chứa giá chỉ bao gồm các thông tin quảng cáo

Trang đích không chứa giá chỉ bao gồm các thông tin quảng cáo nhưng người dùng quan tâm tới giá nên trang đích chưa đáp ứng được nhu cầu của truy vấn tìm kiếm.

8.6. Sai lầm 6: Tự chạy quảng cáo khi chưa hiểu rõ cách vận hành của quảng cáo

Không nên tự đăng ký quảng cáo với Google để tiết kiệm chi phí nếu như KHÔNG am hiểu tí gì về nó. Nếu bạn không biết gì hoặc chỉ biết “sơ sơ” thì không nên tự chạy, như thế là bạn đang “ném” tiền qua cửa sổ đó.

Cần tìm đơn vị chuyên chạy quảng cáo để được hướng dẫn, hỗ trợ chạy quảng cáo, thậm chí là ký hợp đồng thuê đơn vị đó chạy quảng cáo, cam kết những điều khoản mà doanh nghiệp mình đề ra để phát triển doanh số, doanh nghiệp.

8.7. Sai lầm 7: Thuê những đơn vị quảng cáo không uy tín

Không nên thuê những đơn vị chạy quảng cáo google ads giá rẻ, không uy tín, hoặc chưa từng chạy ngành hàng của bạn. Trên thị trường có hàng trăm đơn vị Agency chạy quảng cáo, nhưng chất lượng thì không có nhiều công ty chạy không tốt. Thậm chí, nhiều công ty còn chạy bùng, hay dùng những thủ thuật mũ đen để chạy.

Điều này không những ảnh hưởng đến doanh thu, mà còn ảnh hưởng xấu đến cả website của bạn.

04 tiêu chí chọn đơn vị quảng cáo uy tín:

  • Nói không với thủ thuật công nghệ “đen” ( black hat) gây hại cho khách hàng trong dài hạn
  • Toàn bộ quá trình thực hiện đều được lên kế hoạch, báo cáo rõ ràng
  • Cam kết minh bạch về số liệu, quy trình
  • Cam kết chặt chẽ về chỉ số bao gồm cả những rủi ro

Tiêu chí chọn đơn vị quảng cáo uy tín

Tiêu chí chọn đơn vị quảng cáo uy tín

Kết luận

Bạn đã biết cách chạy quảng cáo google ads, cũng nắm được những lưu ý để không mắc phải những sai lầm trong quảng cáo Google Ads. Chiến dịch quảng cáo nào cũng kỳ vọng đáp ứng mục tiêu kinh doanh, thu hút khách hàng mục tiêu, thêm khách hàng tiềm năng và đẩy cao nhận diện thương hiệu trên thị trường.

Với vai trò là một Google Agency, annhien.pro luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc của bạn về quảng cáo Google. Liên hệ tư vấn dịch vụ quảng cáo Google Ads của annhien.pro hoặc bạn có thể tham gia khóa học Google Ads Foundation của annhien.pro để được tiếp cận kiến thức tổng quan và có hệ thống hóa nhất về Google Ads.

Rate this post
Artical Inline Ads

Truyền Thông Cho Du Lịch Quốc Gia – Bài Học Từ Chiến Dịch RUN To Jeju (phần 1)

Truyền Thông Cho Du Lịch Quốc Gia hay truyền thông cho một địa điểm chưa bao giờ là dễ dàng. Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài thì nó lại càng khó hơn nữa. Làm thế nào để vừa truyền tải vẻ đẹp của quốc gia, vừa mang tới thông điệp tích cực khi việc đi du lịch đang là không thể? Câu trả lời thì có rất nhiều, và hôm nay, annhien.pro sẽ đưa đến cho bạn một câu trả lời thú vị từ Cục Xúc tiến Du lịch Jeju (JTO) và Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO) qua chiến dịch RUN To Jeju. Dưới đây chia sẻ của chị Minh Huyền – Senior Account Branding của annhien.pro, người trực tiếp quản trị dự án.

Xin chào,

Mình là Minh Huyền, Senior Account, phụ trách các chiến dịch Branding lớn tại annhien.pro. 

Truyền thông cho du lịch quốc gia hay địa phương là một câu chuyện lớn lao. Để truyền thông cho một công ty hay một khu du lịch, marketer nào cũng vò đầu bứt tai thì khi nâng nó lên tầm quốc gia thì nó còn khó thế nào nữa!

Với mình và team annhien.pro, câu hỏi luôn đau đáu khi làm các dự án mang tầm Quốc gia là “Làm thế nào vừa thể hiện được mục tiêu và vị thế của chiến dịch mà vừa khiến khách hàng cảm được? Làm sao để biến những thứ “đao to búa lớn” thành thứ đơn giản dễ gần?”

Và RUN to Jeju là một câu trả lời vô cùng xuất sắc.

Mục tiêu khó trong bối cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

2020 – 2021 là một năm đầy sóng gió với du lịch thế giới. Dù dịch bệnh nhưng các Quốc gia vẫn cần phải đảm bảo mục tiêu nằm trong “danh sách cân nhắc” của các khách du lịch khi hết dịch.

Chính trong bối cảnh này, Cục Xúc tiến Du lịch Jeju (JTO) & Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO) đã tiến hành các hoạt động quảng bá du lịch về Jeju với mong muốn: “Đưa hòn đảo thiên đường này nằm trong “danh sách cân nhắc” của nhiều người Việt Nam nhất có thể. Nhớ đến Hàn Quốc, nhớ đến Jeju và lựa chọn Jeju cho chuyến du lịch sắp tới.”

RUN to Jeju là một trong những dự án trọng điểm trong năm 2021 của JTO.

Và team annhien.pro đã thực sự ấn tượng với khả năng “một mũi tên trúng 3 đích” của dự án này. Nếu RUN to Jeju được tổ chức thành công thì JTO có thể: 

  • Gắn sự xinh đẹp của Jeju với sự khỏe mạnh và an toàn.
  • Khuyến khích lối sống lành mạnh và năng động, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 và thói quen ít vận động của người dân Việt Nam.
  • Khiến Jeju trở nên thật gần qua trải nghiệm tinh thần quý giá “refresh – làm mới” bản thân tại một cuộc thi marathon trên những cung đường tại Jeju “ảo mà cũng rất thật”

Tuy nhiên với mức KPI cam kết là 400 người tham gia dự thi thì team cũng phải “run trước khi run”. Vì tại thời điểm đó, con số 400 người tham gia chạy trong bối cảnh có thể “lockdown” bất cứ lúc nào là điều không tưởng. Các cuộc thi chạy ảo lúc bấy giờ cũng không đạt được điều này.

Nghiên cứu thật sâu để lên ý tưởng lớn

Mình thật sự rất thích các đề bài mang tính thử thách vì nó buộc team phải đào rất sâu trước khi làm.

Và việc đầu tiên chắc chắn là coi lại về insight rồi. Với đề bài này, chúng mình chia đối tượng mục tiêu thành 2 loại: 

  • Nhóm 1 – Giới trẻ: Thích Hàn Quốc – Mê du lịch
    • Tuổi 18 – 25, sống tại các thành phố lớn
    • Thói quen: thích đi du lịch và khám phá trải nghiệm mới & mong muốn tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc
  • Nhóm 2 – Đam mê thể thao
    • Tuổi 25 – 40, sống tại các thành phố lớn
    • Thói quen: Bận rộn nhưng vẫn quan tâm đến sức khỏe thể chất và yêu thích các hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là chạy bộ.

Sau khi phân loại được đối tượng, team lại ngồi phân tích về bối cảnh, sản phẩm (Jeju) và khách hàng thì thấy có 3 điều thú vị

  • Bối cảnh: trong dịch bệnh Covid, sức khỏe là một trong những yếu tố được mọi người quan tâm hàng đầu
  • Khách hàng: phong trào chạy bộ tại Việt Nam nhiều năm gần đây nở rộ với rất nhiều giải marathon lớn nhỏ trên khắp mọi miền Tổ Quốc. 
  • Jeju: là một địa điểm thường xuyên được lựa chọn để tổ chức các giải Marathon lớn nhỏ khác nhau (Trail Jeju, Jeju MBC international peace marathon, Jeju International Tourism Festival, v.v) nhờ địa hình và khí hậu phù hợp cho các giải chạy cùng với sự đầu tư của chính quyền.

Với 3 yếu tố tìm được, ý tưởng truyền thông xuyên suốt của RUN to Jeju được hình thành:

Chạy tới Jeju. Một giải chạy ảo với mục tiêu nâng cao tinh thần chăm sóc sức khỏe của người Việt, đẩy lùi Covid và thói quen lười vận động. Giải chạy này vẫn sẽ có được những dấu ấn của một giải chạy marathon như tại chính Jeju như: cung đường chạy hoa anh đào, cung đường ven biển, cung đường quanh vườn quốc gia Hallasan, v.v.”

Jeju thường xuyên được lựa chọn làm địa điểm tổ chức các giải Marathon với các cung đường thiên nhiên hùng vĩ

Từ ý tưởng lớn trên, team đã lên concept tên và cung đường của các đội được đặt theo điểm đến nổi tiếng của Jeju, và các loại hoa nổi bật ở đây. 4 cung đường chạy bao gồm: 

  • Chặng Hoa Anh Đào – 10KM
  • Chặng Hoa Cải Dầu – 21KM
  • Chặng Đường ven biển Jeju – 55KM
  • Chặng Đường Rừng Hallasan – 100KM

Bên cạnh đó bộ nhận diện của chương trình cũng cần được chú ý để thể hiện những đặc trưng của Jeju là: hình ảnh trong sáng, tinh thần khỏe mạnh, tích cực.

Logo chương trình do annhien.pro thiết kế

Key Visual của chương trình

Xây dựng một thể lệ chặt chẽ, đảm bảo minh bạch từ A-Z

Với tính chất của một giải chạy ảo (virtual RUN), các công nghệ hỗ trợ đo lường, thống kê kết quả của các thí sinh là rất quan trọng. 

Sau khi dành rất nhiều thời gian nghiên cứu, team đã lựa chọn 2 nền tảng để làm điều này: 

  • 84race: nền tảng hỗ trợ tổ chức cuộc thi bao gồm: hỗ trợ đăng ký, thống kê kết quả, trao giải thưởng, kỷ niệm chương cũng như làm kênh hỗ trợ truyền thông 
  • Strava: ứng dụng theo dõi hỗ trợ quá trình tham dự cuộc thi trong thời gian thực. Kết quả thực tế của thí sinh sẽ được đo lường tại ứng dụng này và kết nối tới 84race để giám sát.

Tìm hiểu chi tiết hơn về thể lệ cuộc thi

Luồng vận hành đem đến 2 khó khăn:

  • Khâu đăng ký phức tạp nhiều bước
  • RUN to Jeju đòi hỏi người tham dự phải thật sự chạy với quãng đường ngắn nhất lên tới 10km, chứ không chỉ là like share đơn giản. 

Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả với ngân sách giới hạn khi so với quy mô tổ chức các sự kiện tương tự, thì team phải tính toán về kênh, nội dung rất cẩn thận.

Truyền thông tiết kiệm mà hiệu quả

Với đặc điểm của một sự kiện lớn mà ngân sách nhỏ thì không còn chỗ cho những ý tưởng quá bay. Team creative/ content nghĩ ra quá nhiều thứ, team Kỹ thuật nghĩ ra quá nhiều chiến lược kênh thì với vai trò là Account dự án Huyền phải ngồi lại với tất cả để chọn ra 4 hoạt động chính: 

  • Creative/ content: bám sát vào hoạt động của cuộc thi và tận dụng tối đa hình ảnh, nội dung của các cung đường chạy nổi tiếng tại Jeju trong suốt quá trình truyền thông. 
  • Phối hợp các nhóm kênh tập trung nhiều đối tượng mục tiêu nhất (Facebook, ADX, KOLs, Báo chí) để gia tăng hiệu quả truyền thông.
  • Xây dựng một mini game chia sẻ khoảnh khắc của thí sinh tham dự để gia tăng tính viral của sự kiện.
  • Triển khai email marketing để gợi nhớ những người đăng ký dự thi hoàn thành bài thi đúng hạn. 

4 hoạt động trên được vận hành trên các kênh chính sau:

  1. Facebook/ Instagram: 
  • Fanpage của KTO, 84race 
  • Quảng cáo: click to web, post engagement, video view

Đây là kênh truyền thông chính của chiến dịch. Nội dung quảng cáo và truyền thông sẽ xoay quanh việc phát động chiến dịch và truyền tải hình ảnh tuyệt đẹp của Jeju.

Không chỉ dừng lại ở việc chọn các kênh truyền thông, để quảng cáo đạt hiệu quả cuối cùng là “Số lượng người chơi”, team nghiên cứu, lựa chọn các hình thức quảng cáo phù hợp và hiệu quả nhất trên Facebook và Instagram.

Cùng với đó, để đảm bảo tiết kiệm nhất, team đã retargeting lại tập khách hàng đã biết đến thông tin cuộc thi nhưng chưa thực hiện chạy, nhằm tăng chuyển đổi từ nhận biết đến tham gia thành công.

  1. Booking PR: 
  • Báo chí online: kenh14.vn, 24h.vn, vnexpress.vn
  • Group, fanpage cộng đồng:  VNK News, Group VietRUNners and Friend
  • KOL: Quang Việt

Để chiến dịch lan tỏa nhiều tới đối tượng mục tiêu nhiều hơn nữa, annhien.pro đã lựa chọn một số trang báo online phù hợp để đặt bài viết truyền thông về giải chạy RUN to Jeju. Tiêu chí lựa chọn dựa trên sự phù hợp với đối tượng mục tiêu đang nhắm tới.

Booking bài PR trên kênh14.vn 

Kết quả hợp hợp tác với fanpage VKR News

  1. Quảng cáo banner AdX: 

Với một tập đối tượng mục tiêu tương đối hẹp, việc sử dụng quảng cáo AdX – hình thức quảng cáo banner trên Adnetwork của Admicro như: kenh14.vn, dantri.com.vn. v.v – là cần thiết thay cho hình thức GDN Của Google vì khả năng nhắm mục tiêu hiển thị ở những vị trí tốt nhất trên hệ thống các báo lớn là phương án tối ưu để thông tin đến gần hơn với đối tượng mục tiêu của cuộc thi. 

annhien.pro đã triển khai hình thức quảng cáo này với mục tiêu hiển thị trên 30 website khác nhau và target sát nhất với đối tượng yêu thích môn thể thao chạy bộ tại Việt Nam.

  1. Email Marketing 

Để đảm bảo những người đã đăng ký tham gia chương trình hoàn thành thử thách của mình trong khoảng thời gian cho phép, cũng như thông báo giải thưởng ở cuối chương trình, annhien.pro đã lập kế hoạch cụ thể, lên nội dung và thiết lập các hoạt động email marketing để nhắc nhở người tham dự tiếp tục tham gia nâng cao thành tích và lan tỏa thông điệp ý nghĩa của cuộc thi tới bạn bè và người thân. 

Tinh thần “tất cả vì thành công của cuộc thi”

Khi triển khai dự án, mình và team đã luôn phải nhắc nhở nhau rằng: “Đây là một cuộc thi lớn ảnh hưởng đến hình ảnh của cả một quốc gia”. Chính vì vậy, team đều phải lường trước mọi biến số và hạn chế tối đa sai lầm cá nhân.

Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo trước khi triển khai nên KPI về lượng số thí sinh tham dự cuộc thi được vượt qua khá sớm. Tuy nhiên, các thành viên trong team vẫn tiếp tục triển khai các công việc theo đúng tiến độ và đảm bảo về việc báo cáo để JTO có thể nắm được hiệu quả chương trình.

  • Với RUN to Jeju, team đã xây dựng hệ thống báo cáo ngày và báo cáo tuần cập nhật theo số người chạy thực tế để các anh chị của JTO có thể kiểm tra bất cứ khi nào cần.
  • Thống kê đầy đủ các giải thưởng tuần, tháng và kết quả cuối cùng của hơn 5000 người chơi với 7 hạng mục giải thưởng khác nhau.
  • Trực tiếp giải quyết các sự cố thiết sót trường dữ liệu trong việc trao giải hàng tuần.
  • Sàng lọc loại bỏ những thí sinh gian lận kết quả. 
  • Dù trả lời câu hỏi của cuộc thi trên fanpage không nằm trong hợp đồng nhưng team luôn có 1 thành viên trả lời hàng ngày.

“Giải chạy ảo với nhiều người chơi nhất” và hơn thế nữa

Với mình và team thì thật sự 5050 người tham gia chạy (gấp 11 lần KPI) là con số không tưởng ban đầu. Ngay khi số lượt người chơi đạt đến 400 là cả team chẳng ai bảo ai cứ vào 84race để xem số người chơi tăng chóng mặt theo ngày.

Riêng trên nền tảng 84Race thì đây cũng là cuộc thi có nhiều người chơi nhất từ trước đến nay, vượt qua cả các giải chạy lớn của Vinschool, Thế giới di động hay VPbank. (Số liệu đến trước ngày 30/04/2021)

Không chỉ thành công về mặt người chơi mà RUN to Jeju còn đạt được mục tiêu vô cùng lớn: sự viral về cuộc thi lẫn hình ảnh của Jeju trong cộng đồng. 

Đặc biệt, trong sau khi kết thúc sự kiện, team đã rất vui khi anh chị tại JTO thông báo rằng: “Nhờ sự thành công của RUN to Jeju tại Việt Nam, Cục Xúc tiến Du lịch Jeju cùng Tổng cục Du lịch Hàn Quốc đã thông qua và quyết định tổ chức concept cuộc thi này trên quy mô toàn cầu (Khởi đầu với Malaysia, Singapore).”

Kinh nghiệm nho nhỏ về Marketing Du Lịch Quốc gia

Sau khi hoàn thành một chương trình lớn như RUN to Jeju rồi, mình và team thấy Marketing du lịch cho một Quốc gia hay địa điểm vẫn thật sự rất khó.

Để chiến dịch viral được mà vẫn truyền tải được cái hồn của một địa điểm/ một quốc gia thì có rất nhiều yếu tố cần thiết. Với annhien.pro thì những yếu tố đó trong RUN to Jeju là:

  1. Chiến dịch tập trung lựa chọn một yếu tố bản sắc nhất của Jeju để khai thác là thiên nhiên, bỏ qua các yếu tố khác như văn hóa, con người, nghệ thuật,…
  2. Lồng ghép tốt giá trị cộng đồng (chạy để làm mới mình, đẩy lùi dịch bệnh) và thông điệp truyền thông (thiên nhiên Jeju).
  3. Ý tưởng lớn có thể đơn giản nhưng phải gắn chặt với 2 điều trên và được thể hiện rõ qua hình ảnh, câu chữ.
  4. Luồng vận hành của sự kiện được suy tính kỹ lưỡng, lường trước hết các biến số có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của Jeju và JTO, KTO.
  5. Chọn lựa kênh truyền thông chuẩn để có thể tiết kiệm chi phí nhất. Kênh không thể bỏ qua với các chương trình như thế này chính là PR báo chí và các KOLs. Đây là việc tưởng như chỉ mang lại giá trị về branding nhưng lại có thể tác động rất lớn đến số liệu performance.
  6. Sẵn sàng làm cả những việc không nằm trong khối lượng công việc (SOW) để hướng đến hiệu quả tốt nhất cho dự án.

Kết luận

Với team annhien.pro thì RUN to Jeju một sự kiện thành công khó quên. Riêng với Huyền thì việc phân tích kỹ lưỡng về đối tượng mục tiêu, lựa chọn các hình thức, kênh quảng cáo truyền thông phù hợp và triển khai một cách quyết liệt, đã đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công này. Nó đã giúp một sự kiện sự kiện đầy thách thức như RUN to Jeju hoàn toàn có thể đạt được nhiều thành công ngoài dự kiến.

———

Nếu bạn đang có nhu cầu triển khai các chiến dịch truyền thông sự kiện lớn, ra mắt sản phẩm mới hay tư vấn về digital marketing tổng thể, hãy liên hệ ngay với annhien.pro để được tư vấn thêm nhé. 

Rate this post
Artical Inline Ads

Công nghệ AI là gì ? 10 phần mềm AI phổ biến trên toàn cầu hiện nay

Công nghệ AI là gì ? 10 phần mềm ai phổ biến trên toàn cầu hiện nay
Công nghệ AI là gì ? 10 phần mềm ai phổ biến trên toàn cầu hiện nay

Công nghệ AI là gì ?  10 phần mềm công nghệ AI phổ biến trên toàn cầu hiện nay

Tại hội nghị The Dartmouth diễn ra vào năm 1956, khái niệm về công nghệ AI xuất hiện đầu tiên bởi John McCarthy, một nhà khoa học máy tính Mỹ. Hiện nay, công nghệ AI là thuật ngữ phổ biến rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm cả quá trình tự động hoá robot đến người máy AI.

Vậy công nghệ AI là gì? Các phần mềm công nghệ AI phổ biến trên toàn cầu hiện nay. Sau đây, GGADS sẽ cùng bạn đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Công nghệ AI là gì?
Công nghệ AI là gì?

1. Công nghệ AI là gì?

Công nghệ AI – Trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligenc) là một lĩnh vực khoa học máy tính tập trung vào việc phát triển các hệ thống hoặc chương trình máy tính có khả năng học hỏi, phân tích và giải quyết các vấn đề tương tự như con người. Công nghệ AI bao gồm các tính năng cơ bản như: học máy (Machine Learning), nhận dạng giọng nói (Speech & Voice Recognition), trợ lý ảo (Virtual Assistant)…

Công nghệ AI là gì?
Công nghệ AI là gì?

Trong công nghệ AI, có nhiều loại thuật toán và mô hình máy học khác nhau, bao gồm học có giám sát, học không giám sát và học tăng cường. Các ứng dụng của trí thông minh nhân tạo được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ chăm sóc sức khỏe, tự động hóa sản xuất, tài chính, đến robot hỗ trợ cho người khuyết tật.

2. 10 phần mềm công nghệ AI phổ biến trên toàn cầu hiện nay

2.1. AI TensorFlow :

Công nghệ AI TensorFlow là một thư viện phần mềm mã nguồn mở do Google phát triển để xây dựng và đào tạo các mô hình máy học. Đây là một trong những khung máy học phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện có, với cộng đồng các nhà phát triển lớn và tích cực đóng góp vào sự phát triển của nó.

AI TensorFlow
AI TensorFlow

Một trong những tính năng chính của TensorFlow là khả năng tạo và thao tác với các biểu đồ luồng dữ liệu, biểu thị các tính toán mà một mô hình học máy sẽ thực hiện. Điều này cho phép người dùng dễ dàng tạo và tùy chỉnh các mạng thần kinh phức tạp, cũng như thực hiện các loại tính toán khác như tiền xử lý và trực quan hóa dữ liệu.

TensorFlow cũng cung cấp nhiều mô hình học máy dựng sẵn, bao gồm nhận dạng hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và hệ thống đề xuất, cùng nhiều mô hình khác. Các mô hình này có thể được sử dụng ngay lập tức hoặc được tùy chỉnh và tối ưu hóa cho các trường hợp sử dụng cụ thể.

2.2. AI Amazon Machine Learning :

Công nghệ AI Amazon Machine Learning là một nền tảng máy học dựa trên đám mây cho phép người dùng dễ dàng xây dựng, đào tạo và triển khai các mô hình máy học. Với Amazon Machine Learning, người dùng có thể sử dụng giao diện kéo và thả đơn giản để tạo các mô hình máy học mà không cần có kinh nghiệm lập trình chuyên sâu.

AI Amazon Machine Learning
AI Amazon Machine Learning

Nền tảng hỗ trợ nhiều trường hợp sử dụng, bao gồm phát hiện gian lận, phân khúc khách hàng, bảo trì dự đoán, … Người dùng có thể nhập dữ liệu của riêng họ từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm Amazon S3, Amazon Redshift và Amazon RDS, đồng thời sử dụng dữ liệu đó để huấn luyện các mô hình của họ.

2.3. AI BeyondWords :

Công nghệ AI Beyond AdWords là phần mềm trí tuệ nhân tạo được xây dựng nhằm mục đích dành cho các tòa soạn kỹ thuật số nhưng nó mở cửa cho tất cả mọi người, hàng trăm nhà xuất bản đang sử dụng SpeechKit để cải thiện mức độ tương tác của người đọc bằng cách phân phát văn bản thành giọng nói tự nhiên trên trang.

AI BeyondWords
AI BeyondWords

Bằng cách cung cấp hàng triệu bài báo âm thanh, Beyond AdWords đã phát triển văn bản thành giọng nói chất lượng cao nhất dành cho các nhà xuất bản kỹ thuật số. Công cụ xử lý Ngôn ngữ đánh dấu tổng hợp giọng nói (SSML) của BeyondWords làm sạch văn bản của các yếu tố không mong muốn, xác định và xử lý các từ có vấn đề và thêm ngữ điệu, dấu câu, giọng điệu giống con người và hơn thế nữa.

2.4.  AI Lobe :

Công nghệ AI Lobe là một nền tảng giúp các cá nhân và tổ chức dễ dàng tạo các mô hình máy học tùy chỉnh mà không yêu cầu bất kỳ kiến thức chuyên môn về mã hóa hoặc máy học nào. Với Lobe, người dùng có thể tạo các mô hình để phân loại hình ảnh, phát hiện đối tượng, nhận dạng giọng nói và hơn thế nữa bằng cách cung cấp dữ liệu đào tạo được gắn nhãn và sử dụng giao diện người dùng trực quan của Lobe.

AI Lobe
AI Lobe

Lobe sử dụng giao diện đồ họa cho phép người dùng kéo và thả các thành phần để xây dựng mô hình học máy của họ. Người dùng có thể chọn từ các thành phần dựng sẵn như bộ phân loại hình ảnh, trình phát hiện đối tượng và trình nhận dạng văn bản hoặc họ có thể tạo các thành phần tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của mình.

Lobe cũng cung cấp các công cụ để người dùng kiểm tra mô hình của họ và thực hiện các điều chỉnh, đảm bảo rằng chúng chính xác và hiệu quả. Khi một mô hình hoàn tất, Lobe giúp dễ dàng xuất và tích hợp mô hình đó vào các ứng dụng khác, bao gồm ứng dụng dành cho thiết bị di động, trang web và các hệ thống phần mềm khác.

2.5. AI Play.ht :

Công nghệ AI Play.ht là một nền tảng trực tuyến cho phép người dùng chuyển đổi văn bản viết thành lời nói có âm thanh tự nhiên. Nền tảng này sử dụng công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói tiên tiến nhất để tạo các tệp âm thanh chất lượng cao từ bất kỳ nội dung bằng văn bản nào, bao gồm các bài báo, bài đăng trên blog và tài liệu.

AI Play.ht
AI Play.ht

Với Play.ht, người dùng có thể dễ dàng thêm thuyết minh vào nội dung của mình để tạo podcast, sách nói hoặc nội dung dựa trên âm thanh khác. Play.ht cũng cung cấp nhiều tùy chọn tùy chỉnh, bao gồm khả năng điều chỉnh tốc độ và cao độ của âm thanh được tạo, cũng như tùy chọn thêm nhạc nền hoặc hiệu ứng âm thanh để nâng cao trải nghiệm nghe. Người dùng có thể xem trước các tệp âm thanh của mình trước khi tải xuống để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của họ.

2.6. AI Google Cloud Text-to-Speech :

Công nghệ AI Google Cloud Text-to-Speech là một dịch vụ dựa trên đám mây cho phép các nhà phát triển chuyển đổi văn bản viết thành lời nói có âm thanh tự nhiên bằng cách sử dụng các kỹ thuật học sâu tiên tiến nhất. Dịch vụ này cung cấp hơn 220 giọng nói trong hơn 40 ngôn ngữ và biến thể, giúp dễ dàng tạo các tệp âm thanh chất lượng cao phù hợp với âm sắc và phong cách mong muốn của bất kỳ nội dung nào.

Google Cloud Text-to-Speech
Google Cloud Text-to-Speech

Với Google Cloud Text-to-Speech, các nhà phát triển có thể tích hợp tính năng tổng hợp giọng nói vào ứng dụng, trang web và các nền tảng kỹ thuật số khác của họ. Dịch vụ này cung cấp nhiều tùy chọn tùy chỉnh, bao gồm khả năng điều chỉnh tốc độ, cao độ và âm lượng của âm thanh được tạo, cũng như tùy chọn thêm các khoảng dừng và nhấn mạnh một số từ hoặc cụm từ nhất định.

2.7. AI Amazon Polly :

Công nghệ AI Amazon Polly là một dịch vụ dựa trên đám mây cung cấp khả năng chuyển văn bản thành giọng nói bằng cách sử dụng các công nghệ học sâu tiên tiến. Dịch vụ này cung cấp nhiều loại giọng nói sống động như thật bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm cả giọng nam và giọng nữ với nhiều giọng và phong cách khác nhau.

AI Amazon Polly
AI Amazon Polly

Các nhà phát triển có thể sử dụng Amazon Polly để thêm khả năng nói vào các ứng dụng và dịch vụ của họ. Dịch vụ này có thể tạo các tệp âm thanh ở nhiều định dạng khác nhau, bao gồm MP3, Ogg Vorbis và PCM. Nhà phát triển cũng có thể điều chỉnh tốc độ, âm lượng và âm thanh của âm thanh được tạo để phù hợp với phong cách và âm điệu mong muốn của nội dung.

2.8. AI IBM Watson Studio :

Công nghệ AI IBM Watson Studio là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) trực tuyến cho phép các nhà khoa học dữ liệu, nhà phát triển và nhà phân tích kinh doanh tạo và triển khai các mô hình học máy cũng như các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) khác. Watson Studio cung cấp một nền tảng hợp tác và có thể mở rộng để hợp lý hóa quy trình phát triển và hỗ trợ triển khai mô hình từ đầu đến cuối.

AI IBM Watson Studio
AI IBM Watson Studio

Với IBM Watson Studio, người dùng có thể truy cập nhiều công cụ và dịch vụ để xây dựng và huấn luyện các mô hình máy học, bao gồm Jupyter Notebooks, Apache Spark và TensorFlow. Nền tảng này cũng cung cấp các mô hình dựng sẵn và trình kết nối dữ liệu, giúp dễ dàng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tận dụng các mô hình có sẵn cho các tác vụ khác nhau.

2.9. AI Amazon SageMaker :

Công nghệ AI Amazon SageMaker là một nền tảng dựa trên đám mây cho phép các nhà phát triển và nhà khoa học dữ liệu xây dựng, đào tạo và triển khai các mô hình máy học trên quy mô lớn. Nền tảng này cung cấp một loạt công cụ và dịch vụ giúp dễ dàng phát triển và triển khai các mô hình máy học một cách nhanh chóng và hiệu quả.

AI Amazon SageMaker
AI Amazon SageMaker

Amazon SageMaker cung cấp một loạt thuật toán tích hợp để đào tạo và tối ưu hóa các mô hình máy học. Người dùng cũng có thể mang theo các thuật toán và khung của riêng họ, bao gồm TensorFlow, PyTorch và Apache MXNet. Nền tảng này cũng hỗ trợ đào tạo phân tán, cho phép người dùng đào tạo song song các mô hình trên các tập dữ liệu lớn trên nhiều phiên bản.

Sau khi đào tạo một mô hình, Amazon SageMaker cung cấp các công cụ để triển khai và quản lý mô hình. Nền tảng này cung cấp nhiều tùy chọn triển khai, bao gồm môi trường tại chỗ và dựa trên đám mây, đồng thời hỗ trợ tự động thay đổi quy mô để xử lý khối lượng công việc thay đổi. Nền tảng này cũng cung cấp tính năng giám sát theo thời gian thực và cảnh báo tự động để giúp người dùng nhanh chóng xác định và giải quyết các vấn đề về hiệu suất.

2.10. AI Pega Platform :

Công nghệ AI Pega Platform là một nền tảng phát triển ứng dụng mã thấp cho phép các tổ chức tạo và triển khai các ứng dụng kinh doanh một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nền tảng này cung cấp một loạt công cụ và dịch vụ giúp dễ dàng phát triển các ứng dụng tự động hóa quy trình kinh doanh, quản lý tương tác với khách hàng và tối ưu hóa hoạt động.

AI Pega Platform
AI Pega Platform

Pega Platform là một nền tảng phát triển ứng dụng mã thấp cho phép các tổ chức tạo và triển khai các ứng dụng kinh doanh một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nền tảng này cung cấp một loạt công cụ và dịch vụ giúp dễ dàng phát triển các ứng dụng tự động hóa quy trình kinh doanh, quản lý tương tác với khách hàng và tối ưu hóa hoạt động.

Nền tảng Pega cung cấp các khả năng nâng cao để tự động hóa quy trình, bao gồm định tuyến thông minh, quản lý quyết định và tự động hóa quy trình bằng robot (RPA). Những khả năng này cho phép các tổ chức tự động hóa các quy trình kinh doanh phức tạp và hợp lý hóa các hoạt động, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.

3. Tổng kết :

Công nghệ AI, hay trí tuệ nhân tạo, đã vượt ra ngoài lời nói theo nhiều cách. Mặc dù các mô hình AI dựa trên ngôn ngữ đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc xử lý và tạo ngôn ngữ tự nhiên, nhưng AI cũng đang được sử dụng để phát triển các hệ thống nhận dạng hình ảnh tiên tiến, người máy và các ứng dụng khác ngoài ngôn ngữ.

Ứng dụng của công nghệ AI
Ứng dụng của công nghệ AI

Công nghệ AI cũng đang được sử dụng trong các lĩnh vực như tài chính, nơi nó có thể phân tích lượng dữ liệu khổng lồ để xác định các mẫu và đưa ra dự đoán về xu hướng thị trường. Và trong ngành chăm sóc sức khỏe, AI đang được sử dụng để phát triển các kế hoạch điều trị được cá nhân hóa dựa trên hồ sơ di truyền và tiền sử bệnh của bệnh nhân.

Ứng dụng của công nghệ AI trong y tế
Ứng dụng của công nghệ AI trong y tế

Nhìn chung, công nghệ AI đang biến đổi nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng ngoài lời nói và dự kiến sẽ tiếp tục làm như vậy trong những năm tới.

Trên đây mình đã chia sẻ về khái niệm công nghệ AI là gì? 10 phần mềm công nghệ AI phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Hy vọng bài viết đã mang tới có các bạn nhiều kiến thức mới, nó sẽ là hành trang để bạn tiếp tục bước đi trên con đường của mình. Cũng mong công nghệ AI sẽ ngày càng phát triển và hỗ trợ con người nhiều hơn.

Nếu bạn còn điều gì cần giải đáp về công nghệ AI thì đừng ngại liên hệ với công ty GGADS nhé! Công ty AnNhien sẽ luôn là nơi để bạn có được tất cả câu trả lời ưng ý nhất.

5/5 - (2 bình chọn)
Artical Inline Ads

Tên Miền là gì ? Những kiến thức về Domain từ A -Z (phần 1)

Tên Miền là gì ? Những kiến thức về Domain từ A -Z
Tên Miền là gì ? Những kiến thức về Domain từ A -Z

Tên Miền là gì ? Những kiến thức về Domain từ A -Z

Domain hay tên miền chính là mối quan tâm đầu tiên của các cá nhân hay doanh nghiệp khi xây dựng và phát triển Website. Để lựa chọn được một tên miền ấn tượng là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên việc lựa chọn không hề dễ dàng do vẫn còn nhiều người có sự lầm lẫn về các khái niệm về Domain. 

Chính vì điều này! Bài viết này, GGADS.PRO sẽ giải thích Domain là gì ? Những kiến thức về tên miền từ A -Z. Để bạn có thể lựa chọn được tên miền thật hoàn hảo và đạt chuẩn. Người dùng khi truy cập website của bạn sẽ phải nhớ đến thương hiệu của bạn lâu dài.

Tên Miền là gì ? Những kiến thức về Domain từ A -Z
Tên Miền là gì ? Những kiến thức về Domain từ A -Z

1.Domain là gì?

Nếu như coi Website là ngôi nhà thì tên miền là địa chỉ của ngôi nhà. Tên miền chính là địa chỉ của một trang Website trên môi trường Internet. Khi bạn gõ địa chỉ đó trên trình duyệt để truy cập vào website. Bạn có thể xem GGADS.PRO ví dụ cụ thể như sau:

Vd: Máy chủ GGADS.PRO đang sử dụng IP 192.158.1.38 đây là một chuỗi các dãy số dài và khó nhớ. Cho nên, tên miền “GGAD.PRO” được phát triển hỗ trợ cho người dùng truy cập vào website dễ dàng hơn rất nhiều thay vì phải nhớ và truy cập chuỗi IP dài và khó nhớ.

Việc dùng tên miền sẽ giúp bạn dễ dàng truy cập hơn. Thay vì phải nhớ một chuỗi IP dài và khó nhớ.

Domain là gì?
Domain là gì?

Thêm một ví dụ nữa cho bạn hiểu rõ về tên miền khi tôi phân biệt giữa URL và Domain:

  • URL: https://ggads.pro/
  • Domain: ggads.pro

2.Các thành phần của một tên miền

Các phần của một tên miền thường được phân cách nhau bởi dấu chấm (.). Có 2 phần tối thiểu:

  • Tên miền cấp cao nhất (TLD – Top Level Domain)
  • Tên miền cấp 2 (SLD – Second Level Domain)

Vd: GGADS.PRO

  • Tên miền cấp 2 ở đây là “GGADS”. Nó chính là tên doanh nghiệp, blog, tên cửa hàng. Đây chính là tên cho trang website của bạn
  • Ở bên phải dấu chấm “Pro” là Domain Name cấp cao nhất (hay còn gọi là TLD). Có thể thay TLD khác theo ý bạn muốn như .net, . edu,…

Domain Name cấp cao nhất được quản lí bởi một tổ chức gọi là Internet Assigned Numbers Authority (IANA) (xem thêm tại đây). Có thể chia thành hai loại nhau:

  • Tên miền cao cấp dùng chung – gTLD (generic Top Level Domain): là domain cấp 1, là một Top level domain quan trọng nhất không phụ thuộc vào mã quốc gia, được dùng chung trên toàn thế giới và được đặt tên theo các lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống. Dưới đây là một số tên cấp cao tiêu biểu và lĩnh vực tương ứng:.
  • Tên miền quốc gia cấp cao nhất – ccTLD (Country code Top Level Domain): là domain cấp cao nhất, được dùng hoặc dự trữ cho một quốc gia hoặc một khu vực lãnh thổ. Nó xác định bằng một mã quốc gia (country code).

3.Mục đích chính của tên miền là gì?

Việc doanh nghiệp của mình sở hữu một tên miền riêng vì nhiều lí do:

  • Tính chuyên nghiệp.
  • Bảo vệ quyền thương hiệu trên nền tảng internet.
  • Tạo sự uy tín.
  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu trên nền tảng internet.
  • Định vị doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm.
Mục đích chính của tên miền là gì?
Mục đích chính của tên miền là gì?

4.Hưỡng dẫn chọn tên miền 

Việc chọn một Domain cho trang Website là một trong những bước quan trọng trong quá trình tạo lập Website. Tên miền là một công cụ quan trọng để xây dựng thương hiệu trong thế giới Internet. Một số lưu ý khi bạn chọn Domain:

  • Chọn tên miền dễ phát âm, dễ đánh vần: Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng nhớ tên website của bạn bất cứ lúc nào.
  • Chọn tên miền thiên hướng tích cực: Những hình ảnh, từ ngữ mang tính tức cực luôn được mọi người xử lí nhanh hơn.
  • Tên miền có sự liên quan đến nội dung website: Một tên miền không liên quan đến nội dung trang wbsite làm cho người dùng nhầm lẫm. Việc truy cập lần sau của họ sẽ khó hơn. Như vậy việc chọn tên miền sẽ phụ thuộc vào chủ đề lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn nữa.
  • Chọn tên miền càng ngắn càng tốt: Thường thì những dạng domain này sẽ các các TLDs phổ biến nhất đã được lấy hết. Vì chúng có giá trị cao hơn hẳn so với các Domain Name thông thường.

5.Sự khác biệt giữa chuyển và trỏ tên miền

Chuyển tên miền – transfer domain: là việc bạn chuyển quyền quản lí tên miền từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Bạn cần thanh toán phí chuyển tên miền tại nhà đăng kí mới. Tên miền sau khi chuyển sang nhà cung cấp mới thường sẽ tự được gia hạn thêm một năm.

Trỏ tên miền (đến hosting) – point domain (to a host): là việc bạn vào  khu vực quản lý tên miền ở nhà đăng ký hiện tại rồi yêu cầu trỏ tên miền đến hosting.

Sự khác biệt giữa chuyển và trỏ tên miền
Sự khác biệt giữa chuyển và trỏ tên miền

6.Kết luận 

Tôi hy vọng bạn đã có được những thông tin ưu ích. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trên chặng đường SEO thành công. Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi! Đừng quên nếu có bất kì thắc nào hãy Comment bên dưới bài viết! Tôi sẽ trả lời cho bạn sớm. Chúc bạn thành công!

Nếu bạn không có nhiều thời gian triển khai SEO cho website doanh nghiệp, liên hệ GGADS.PRO để được tư vấn về dịch vụ SEO chuyên nghiệp chính xác theo thị trường của bạn với mức giá phù hợp nhất! GGADS.PRO sẵn sàng trở thành đội ngũ in-house đáng tin cậy cho doanh nghiệp bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Artical Inline Ads

Sitemap là gì? Hướng dẫn xem và tạo Sitemap cho Website  (phần 1)

Sitemap là gì? Hướng dẫn xem và tạo Sitemap cho Website
Sitemap là gì? Hướng dẫn xem và tạo Sitemap cho Website

Sitemap là gì? Hướng dẫn xem và tạo Sitemap cho Website 

Đối với những người có kinh nghiệm lâu lắm trong việc làm SEO, hẳn đều biết đến Sitemap. Sitemap là một phần quan trọng trong việc SEO Technical cho bất kỳ website nào. Đây như là một chiếc cầu nối giúp Google hiểu nội dung trên website nhanh chóng hơn.

Vậy Sitemap là gì? Cách để tạo Sitemap cho Website cũng như khai báo nó với Google – Đây là câu hỏi mà bất kì anh em nào mới SEO Technical đều thắc mắc. Hãy cùng GGADS.PRO tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Sitemap là gì? Hướng dẫn xem và tạo Sitemap cho Website 
Sitemap là gì? Hướng dẫn xem và tạo Sitemap cho Website

1.Sitemap là gì

Sitemap ( bản đồ Website) là một tập tin văn bản có chứa tất cả các URL của Website. Nó giúp Google khám phá ra những nội dung trong Website của bạn. Từ đó công cụ tìm kiếm có thể tìm kiếm, thu thập và index các trang trên trang website. Có 2 định dạng là XML hoặc HTML là dạng lưu trữ phổ biến của Sitemap trên Website.

2.Các loại Sitemap

Có nhiều cách để phân loại Sitemap, nhưng bài viết dưới đây GGADS.PRO sẽ giới thiệu 2 loại Sitemap phổ biến sau đây:

2.1 Sitemap dành cho người dùng ( HTML Sitemap)

Sitemap dành cho người dùng là sơ đồ Website xây dựng bằng mã HTML. Nó giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, truy cập  các mục họ đang tìm hơn. Nên được đặt ở phần Footer để người dùng dễ tìm thấy nhất. Tối ưu HTML sitemap sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng (User Experience) từ đó cải thiện thứ hạng Website.

2.2 Sitemap dành cho bot công cụ tìm kiếm ( XML Sitemap)

Sitemap dành cho bot công cụ tìm kiếm là sơ đồ website xây dựng bằng mã XML. Nó giúp bot của các công cụ tìm kiếm định hướng và thu nhập thông tin trên website dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Việc lựa chọn XML hay HTML Sitemap là câu hỏi khá nhiều tranh cãi. Lời khuyên là bạn lên dùng cả hai. Vì để SEO hiệu quả ta cần dung hòa cả 2 phía: phía người dùng và phía bot công cụ tìm kiếm. 

2.3 Các loại Sitemap

Ngoài 2 dạng Sitemap chính thì Google có thể thu nhập dữ liệu theo những cách phù hợp hơn bằng các Sitemap phụ sau:

  • Sitemap Index: Tập hợp các Sitemap được đính kèm và được dùng để đặt trong file robots.txt
  • Sitemap-category.xml: Tập hợp cấu trúc của các danh mục trên website.
  • Sitemap-products.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết về các sản phẩm trên trang.
  • Sitemap-articles.xml: Sitemap dành cho các link chi tiết của từng bài viết trên website.
  • Sitemap-tags.xml: Sitemap dành cho các thẻ trên website.
  • Sitemap-video.xml: Sitemap dành riêng cho video trên các page, website.
  • Sitemap-image.xml: Sitemap dành cho các link về hình ảnh.

3.Cách xem Sitemap trên Website

Để xem Sitemap trên Website của bạn bằng cách thêm sitemap.xml vào phần đuôi của địa chỉ website.

Vd: https://www.example.com/sitemap.xml

4.Hướng dẫn cách tạo Sitemap cho Website

4.1 Tạo Sitemap dành cho người dùng cho Website WordPress

Sử dụng plugin Simple Sitemap là giải pháp tối ưu nhất với Website WordPress. Sử dụng  Simple Sitemap sẽ giúp bạn dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi hơn. Vì Simple Sitemap tích hợp cho website bạn tính năng xây dựng và thiết kế HTML Sitemap trực tiếp bằng trình soạn thảo mặc định

4.2 Tạo Sitemap dành cho bot công cụ tìm kiếm cho Website WordPress

4.2.1 Tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO

Yoast SEO cung cấp nhiều công cụ giúp đảm bảo website được tối ưu SEO và bao gồm cả XML sitemap. Các bước bạn cần thực hiện tạo XML Sitemap:

Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Yoast SEO cho WordPress

Tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO
Tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO

Bước 2: Mở phần cài đặt nâng cao cho các trang ( Advanced setting pages)

Sau khi bạn đã cài đặt và kích hoạt  Yoast SEO:

Bước 2.1: Chọn Yoast SEO ở thanh điều khiển -> Dashboard

Bước 2.2: Chọn tab Features -> Advanced setting pages -> chuyển sang Enabled để kích hoạt tính năng chỉnh sửa nâng cao

Tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO
Tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO

Bước 3: Kích hoạt XML Sitemap

Sau khi bạn đã kịch hoạt thì:

Bước 3.1: Ở thanh điều khoản sẽ xuất hiện mục XML Sitemaps -> chọn vào mục  XML Sitemaps 

Bước 3.2: Chuyển sang Enabled để kích hoạt XML Sitemaps

Tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO
Tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO

Bước 4: Kiểm tra

Để kiểm tra XML Sitemap bạn làm theo hướng dẫn như phần trên mình đã nói.

4.2.2 Tạo XML Sitemap bằng plugin Google XML Sitemaps

Nếu bạn đang dùng plugin SEO khác Yoast SEO thì plugin Google XML Sitemaps là lựa chọn cho bạn. Google XML Sitemaps là một plugin nổi tiếng để tạo XML Sitemaps.

Bước 1: Cài đặt và kích hoạt plugin Google XML Sitemaps

Tạo XML Sitemap bằng plugin Google XML Sitemaps
Tạo XML Sitemap bằng plugin Google XML Sitemaps

Bước 2: Thiết lập XML Sitemaps

Sau khi đã kích hoạt, chọn Settings -> chọn XML Sitemaps và bắt đầu thiết lập:

Tạo XML Sitemap bằng plugin Google XML Sitemaps
Tạo XML Sitemap bằng plugin Google XML Sitemaps
  • Sitemap Content
  • Excluded items
  • Priorities
  • Change Frequencies

Bước 3: Hoàn tất

Để kiểm tra XML Sitemap bạn làm theo hướng dẫn như phần trên mình đã nói.

4.3 Khai báo Sitemap đến Google

Một công cụ miễn phí giúp bạn dễ dàng khai báo đến Google đó là Google Search Console. Các thao tác bạn cần làm theo:

Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Search Console đã xác minh quyền sở hữu tên miền website của bạn

Bước 2: Chọn mục Sitemaps (sơ đồ trang web) -> nhập đoạn URL trỏ về sitemap (thường là sitemap.xml) -> Submit (gửi)

Khai báo Sitemap đến Google bằng Google Search Console
Khai báo Sitemap đến Google bằng Google Search Console

Bước 3: Sau khi submit, Google sẽ crawl toàn bộ website theo sitemap

Khai báo Sitemap đến Google bằng Google Search Console
Khai báo Sitemap đến Google bằng Google Search Console

5.Kết luận

Tôi hy vọng bạn đã có được những thông tin ưu ích. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trên chặng đường SEO thành công. Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi! Đừng quên nếu có bất kì thắc nào hãy Comment bên dưới bài viết! Tôi sẽ trả lời cho bạn sớm. Chúc bạn thành công!

Nếu bạn không có nhiều thời gian triển khai SEO cho website doanh nghiệp, liên hệ GGADS.PRO để được tư vấn về dịch vụ SEO chuyên nghiệp chính xác theo thị trường của bạn với mức giá phù hợp nhất! GGADS.PRO sẵn sàng trở thành đội ngũ in-house đáng tin cậy cho doanh nghiệp bạn.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Artical Inline Ads

SEO hình ảnh là gì? Cách SEO hình ảnh lên TOP (phần 1)

SEO hình ảnh là gì? Cách SEO hình ảnh lên TOP
SEO hình ảnh là gì? Cách SEO hình ảnh lên TOP

SEO hình ảnh là gì? Cách SEO hình ảnh lên TOP

Tầm quan trọng mà hình ảnh mang lại cho website là không thể phủ nhận. Hình ảnh giúp website, nội dung của bạn trở nên nổi bật hơn, gia tăng sự thu hút trong mắt người đọc. Bên cạnh đó hình ảnh còn giúp ích cho việc SEO. Có rất nhiều người chỉ chú tâm vào SEO content mà quên mất việc tối ưu SEO hình ảnh. Điều đó dường như đã khiến bạn bỏ lỡ một tài nguyên SEO có giá trị cao.

Vậy SEO hình ảnh là? Cách SEO hình ảnh lên TOP. Trong bài viết này, GGADS.PRO sẽ hướng dẫn bạn chi tiết  từ A – Z cách SEO hình ảnh lên Google. Đầu tiên, ta hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu về khái niệm SEO hình ảnh.

SEO hình ảnh là gì? Cách SEO hình ảnh lên TOP
SEO hình ảnh là gì? Cách SEO hình ảnh lên TOP

1.SEO hình ảnh là gì

SEO hình ảnh là việc đưa hình ảnh lên Website, sau đó tối ưu để tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Nhờ đó sẽ giúp lượng traffic vào website của bạn tăng nhanh chóng. 

Khái niệm về SEO hình ảnh
Khái niệm về SEO hình ảnh

2.Tạo sao phải SEO hình ảnh

Việc hình ảnh được lên TOP không chỉ đem lại nhiều Traffic mà nó đã còn mang lại nhiều mặt thiết thực.

  • Người dùng sẽ hài lòng hơn khi xem nội dung của bạn. Nội dung không còn nhạt nhẽo chỉ toàn chữ với chữ nữa.
  • Hình ảnh được tối ưu sẽ giúp thời gian tải web nhanh hơn, từ đó tăng trải nghiệm người dùng.

3.Cách SEO hình ảnh

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm, lợi ích mà nó đã đem lại. Bên dưới đây ta sẽ tìm hiểu cách SEO hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao.

3.1 Tối ưu từ khóa hình ảnh

Để SEO hình ảnh hiệu quả hãy luôn ghi nhớ: Nghiên cứu Từ khóa hình ảnh. Mọi người hầu như đều bỏ quên bước này. Đây là một sai lầm lớn khi bạn đã bỏ qua một việc quan trọng đối với quá trình SEO Hình ảnh. Hình ảnh dưới đây là số liệu cho thấy sai lầm khi bỏ quên Nghiên cứu Từ khóa hình ảnh:

Nghiên cứu Từ khóa hình ảnh
Nghiên cứu Từ khóa hình ảnh

3.2 Hình ảnh đăng lên phải thật “nổi bật”

Một tiêu chí Google đánh giá xếp hạng hình ảnh của bạn là dựa vào số lượng scrolls và click. Hình ảnh của bạn phải thật nổi bật thì tỉ lệ CTR hình ảnh mới cao. Nếu hình ảnh có mức độ tương tác thấp sẽ bị chuyển xuống. Cách để hình ảnh trở lên “nổi bật” đó là tìm những hình đã xếp hạng sau đó tạo ra sản phẩm khác biệt.

3.3 Nhận đúng loại tệp hình ảnh

Có 3 loại tệp sử dụng đó là JPG, PNG, GIF. Mọi người đa phần chọn sai phần mở rộng tệp hình ảnh (file extension) khiến chất lượng ảnh kém. Dưới đây là cách chọn sao cho hiệu quả nhất:

  • GIF – Tốt cho Short Animation (ảnh động ngắn). Cũng OK đối với hình ảnh phẳng (Flat images) không có Gradient. Tuy nhiên, nó sẽ không tốt cho các hình ảnh nhỏ, ảnh chụp màn hình (screenshot) hoặc gradient như thanh trên cùng của trình duyệt.
  • PNG – Tốt cho screenshot của các ứng dụng và gradient. Nó giữ cho văn bản trông gọn, nhưng có thể có vấn đề đối với kích thước tệp.
  • JPEG – Tốt cho ảnh người, địa điểm hoặc sự vật. Không tốt cho ảnh chụp màn hình của ứng dụng và website hoặc văn bản.

3.4 Kích thước hình ảnh

Việc kích thước hình ảnh không phù hợp sẽ  làm làm tăng thêm dung lượng trang và làm chậm website.Để biết kích thước là phù hợp hãy để CMS của website định dạng lại hình ảnh trước khi bạn tải lên từ đó bạn có thể lựa chọn ảnh phù hợp. Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ bạn bên ngoài WordPress.

  • Photoshop: đây là công cụ phổ biến với nhiều chức năng
  • ImageOptim – Công cụ miễn phí dành cho Mac có tính năng “save for web”.
  • Pixlr – Công cụ trực tuyến miễn phí hoạt động hiệu quả cho các định dạng nhỏ.
Chỉnh sửa và định dạng hình ảnh phù hợp với kích thước trang
Chỉnh sửa và định dạng hình ảnh phù hợp với kích thước trang

3.5 Giảm dung lượng hình ảnh

Khi tải ảnh lên WordPress, bạn cần làm là giảm dung lượng của tệp – tệp càng nhẹ càng tốt. Hình ảnh dung lượng thấp sẽ giúp website tải nhanh hơn. Website tải nhanh hơn sẽ tăng trải nghiệm người dùng, tăng thứ hạng. Có một số công cụ hữu ích bạn có thể tham khảo:

3.6 Tên tập hình ảnh

Rất nhiều người không làm bước này mặc dù nó rất dễ. Trước khi bạn tải hình ảnh lên Website, bạn hãy thay đổi tên hình ảnh có liên quan đến một trong những từ khóa mục tiêu của bạn.

Ví dụ bài viết của bạn là seo content là gì thì bạn có thể đặt tên ảnh là seo-content-la-gi.

3.7 Tối ưu ALT Text (ALT Tag) hình ảnh

Google không hiểu được hình ảnh của bạn nếu bạn không thêm thẻ ALTtext. 

Tham khảo thêm bài viết sau nếu bạn không biết thẻ Alt text là gì: Alt Text là gì? Làm thế nào để viết Alt Text đạt hiệu quả cao khi SEO hình ảnh?

Việc tối ưu thẻ ALT text là cách bạn thông báo cho Google biết nội dung hình ảnh của bạn.Để tối ưu khá đơn giản, bạn chỉ cần ghi nội dung ngắn gọn và chứa từ khoá mục tiêu vào văn bản thay thế

3.8 Thuộc tính và chú thích của tiêu đề hình ảnh

Chú thích trong hình ảnh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc bạn SEO hình ảnh. Nhiệm vụ chính của nó làm giúp người đọc hiều hơn về nội dung bức ảnh.

3.9 Tạo Sitemap và indexed hình ảnh

Để hình ảnh của bạn hiển thị trên kiếm quả tìm kiếm thì nó phải được index. Việc tạo sitemap hình ảnh sẽ giúp bạn được index nhanh chóng và giúp trở nên chuyên sâu hơn khi được tìm thấy.

4.Tổng kết

Tôi hy vọng bạn đã có được những thông tin ưu ích. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trên chặng đường SEO thành công. Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi! Đừng quên nếu có bất kì thắc nào hãy Comment bên dưới bài viết! Tôi sẽ trả lời cho bạn sớm. Chúc bạn thành công!

Nếu bạn không có nhiều thời gian triển khai SEO cho website doanh nghiệp, liên hệ GGADS.PRO để được tư vấn về dịch vụ SEO chuyên nghiệp chính xác theo thị trường của bạn với mức giá phù hợp nhất! GGADS.PRO sẵn sàng trở thành đội ngũ in-house đáng tin cậy cho doanh nghiệp bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Artical Inline Ads

DDNS là gì? Tại sao cần sử dụng DDNS (phần 1)

DDNS là gì? Tại sao cần sử dụng DDNS
DDNS là gì? Tại sao cần sử dụng DDNS

DDNS là gì? Tại sao cần sử dụng DDNS

DDNS là cum từ viết tắt của Dynamic Domain Name System( tạm dịch là hệ thống tên miền tự động). Nói cách dễ hiểu là phương thức ánh xạ địa chỉ IP modem mạng đến tên miền mỗi khi có sự thay đổi IP của hệ thống.

Vậy DDNS là gì? Tại sao cần sử dụng DDNS. Hãy cùng GGADS.PRO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

DDNS là gì? Tại sao cần sử dụng DDNS
DDNS là gì? Tại sao cần sử dụng DDNS

1. DDNS là gì?

DDNS hay còn được gọi là Hệ thống tên miền động: là phương thức ánh xạ tên miền đến địa chỉ IP động (IP WAN) từ tên miền sang định dạng số.

DDNS là gì
DDNS là gì

2. Cách thức hoạt động :

2.1 Phương thức hoạt động :

Hiện tại mỗi một tên miền bất kỳ tại hệ thống máy chủ DNS cần phải trỏ tới 1 địa chỉ IP tĩnh. Nhưng phần lớn các địa chỉ IP đang được nhà mạng (FPT, VNPT và Viettel,…) cung cấp. Toàn bộ đều là IP động và đồng thời thay đổi theo chu kỳ. Đối với trường hợp này, bạn sẽ không thể sử dụng máy chủ DNS. Nếu như IP thay đổi dữ liệu, thì công việc DNS cũng sẽ bị gián đoạn theo.

Dịch vụ DDNS được ra đời là để giải quyết được những vấn đề trên. Cũng tương tự DNS, nó cũng cung cấp những dữ liệu liên quan tới việc kết nối của tên miền và địa chỉ IP. Tuy nhiên cơ sở dữ liệu vì DDNS cung cấp hoàn toàn có thể cập nhật theo yêu cầu của những nhà khai thác một cách linh hoạt.

DDNS tạo ra 1 chương trình đặc biệt chạy trên máy tính của người dùng gọi là Dynamic DNS Client. Chương trình này có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra sự thay đổi của địa chỉ IP tại host. Khi có thay đổi về IP, Dynamic DNS Client có nhiệm vụ thông báo cho hệ thống DNS. Đồng thời cập nhật thông tin IP mới vào cơ sở dữ liệu trước đó. Dù máy chủ có thường xuyên thay đổi địa chỉ IP thì hệ thống DNS vẫn tìm được và trỏ địa chỉ tên miền về đúng địa chỉ IP mới một cách chính xác.

Phương thức hoạt động của DDNS là gì?
Phương thức hoạt động của DDNS là gì?

2.2 Ví dụ minh họa :

Hệ thống camera có tên miền là xyz.ddns.net. Địa chỉ này thường được tạo ra bởi 1 tài khoản của nhà cung cấp DDNS NO-IP. Khi tên miền xyz.ddns.net có địa chỉ IP tại modem mạng là: 117.75.1.111. Sau đó, người dùng tắt modem và khởi động lại. Địa chỉ IP bị thay đổi thành: 117.75.1.112. Lý do là bởi hệ thống DDNS của NO-IP đã tiến hành kiểm tra, nhận thấy sự thay đổi và cập nhật lại địa chỉ IP mới cho tên miền xyz.ddns.net là 115.75.1.112.

Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng dù địa chỉ IP có bị thay đổi như thế nào thì dữ liệu vẫn được cập nhật và phản hồi chính xác thông qua hệ thống máy chủ DDNS.

2.3 Cơ chế tương tác :

Cơ chế tương tác của DDNS có thể được hiểu vắn tắt như sau:

  • Đầu tiên, host được cài đặt trên modem. Các thiết bị kết nối lấy địa chỉ IP hiện tại trên host.
  • Sau đó, người dùng truy cập đến thiết bị thông qua DDNS (hệ thống tên miền động) và đưa ra yêu cầu (request) đến IP của host. Server sau đó sẽ trả về IP hiện tại.
  • Cuối cùng, người dùng kết nối với host thành công.
Cơ chế tương tác của DDNS
Cơ chế tương tác của DDNS

3. Tại sao cần sử dụng DDNS

Hiện nay, nhu cầu sử dụng tên miền động ngày càng tăng cao. DDNS được ứng dụng rất nhiều trong kết nối camera giám sát, smart house, IOT,…

3.1 Chủ động hơn trong việc kết nối, truy cập.

Sử dụng dịch vụ DDNS, bạn có thể kiểm tra camera giám sát, kết nối các thiết bị thông minh, truy cập và cấu hình hệ thống từ xa bằng điện thoại, máy tính bảng,…

3.2 Giúp tổ chức/doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

Việc sử dụng DDNS làm cho doanh nghiệp không cần thuê hosting của ISP. Khi tự mình tổ chức, duy trì và vận hành máy chủ dịch vụ (mail, web, FTP,… server)

Tại sao cần sử dụng DDNS
Tại sao cần sử dụng DDNS

4. Đối tượng nên sử dụng dịch vụ DDNS

  • Cá nhân/tổ chức đang dùng kết nối internet gián tiếp dial up hoặc dịch vụ ADSL có IP động thay vì kết nối internet trực tiếp leased-line với địa chỉ IP tĩnh.
  • Cá nhân/doanh nghiệp lắp đặt hệ thống camera giám sát, muốn kiểm soát từ xa thông qua mạng internet.
  • Cá nhân/doanh nghiệp lắp đặt máy chấm công và muốn truy cập quản lý từ xa thông qua mạng internet.
  • Tổ chức/doanh nghiệp muốn truyền tải lên mạng internet các dịch vụ như web server, mail server, FTP server,…
  • Cá nhân/tổ chức có máy chủ kết nối internet thường xuyên bị thay đổi địa chỉ IP (IP động).
Đối tượng nên sử dụng dịch vụ DDNS
Đối tượng nên sử dụng dịch vụ DDNS

5. Tổng kết

Tôi hy vọng bạn đã có được những thông tin ưu ích liên quan DDNS là gì? Tại sao cần sử dụng DDNS. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn. Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi! Đừng quên nếu có bất kì thắc nào hãy Comment bên dưới bài viết! Tôi sẽ trả lời cho bạn sớm. Chúc bạn thành công!

5/5 - (3 bình chọn)
Artical Inline Ads

SEO Youtube là gì? Hướng dẫn SEO Youtube hiệu quả (phần 1)

SEO Youtube là gì? Hướng dẫn SEO Youtube hiệu quả
SEO Youtube là gì? Hướng dẫn SEO Youtube hiệu quả

SEO Youtube là gì? Hướng dẫn SEO Youtube hiệu quả

Bạn tạo ra những video hữu ích trên kênh Youtube cho người xem. Tuy nhiên, số người xem biết đến và xem kênh của bạn không như kỳ vọng. Tìm kiếm mãi trên Youtube mà không thấy kênh của bạn đâu? Để giải quyết tất cả các vấn đề trên, việc bạn cần làm ngày bây giờ là SEO Youtube. Liệu SEO Youtube có giống với việc SEO Website.

Vậy SEO Youtube là gì? Làm cách nào để kênh của bạn đạt thứ hạng cao  trên trang tìm kiếm của Youtube? Hãy cùng GGADS.PRO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. Cùng tìm hiểu nào !

SEO Youtube là gì? Hưỡng dẫn SEO Youtube hiệu quả
SEO Youtube là gì? Hướng dẫn SEO Youtube hiệu quả

1.SEO Youtube là gì

SEO website chính là công việc giúp cho website của bạn thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm của Google còn SEO Youtube là kỹ thuật tối ưu video lên Top tìm kiếm của Youtube. Việc SEO Youtube chính là giúp video của bạn trở nên thân thiện với bộ máy tìm kiếm Youtube. SERP của Youtube tương tự như SERP của Google. Nội dung của kênh bạn sẽ hiển thị sau quảng cáo ở trên cùng, tức nội dung không phải trả tiền.

2.Lợi ích mà SEO Youtube mang lại

Youtube chỉ đứng sau công cụ tìm kiếm Google về số lượng tìm kiếm trên thế giới. Công cụ tìm kiếm Youtube có 2 tỷ người dùng trên thế giới và 500 phút nội dung được tải lên mỗi phút. Chính vì số lượng người dùng nhiều như vậy lên lợi ích mà SEO Youtube mang lại nên biết:

  • Quảng cáo thương hiệu
  • Tạo niềm tin cho khách hàng
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Lợi ích mà SEO Youtube mang lại
Lợi ích mà SEO Youtube mang lại

3.Những tiêu chí đánh giá nội dung để xếp hạng video ở vị trí TOP

Để SEO Youtube lên TOP sẽ có hàng chục, hàng trăm yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng Youtube. Những dưới đây là một số yếu tố chính bạn cần quan tâm chú ý hơn cả:

  • Tổng thời gian xem của người dùng: Đây là yếu tố quan trọng mà Youtube đánh giá để xếp hạng video. Thời gian xem chính là tổng thời gian mà người dùng đã xem 1 video nhất định trên Youtube.
  • Tỷ lệ giữ chân người dùng: Khi video của bạn giữ chất người dùng lâu thì chất lượng video của bạn được đánh giá càng cao. Tỷ lệ giữ chân người dùng là tỷ lệ phần tram người dùng xem video.
  • Nội dung và chất lượng video: Việc đánh giá video, không thể bổ qua phân nội dung. Nội dung video chính là thứ mang lại sự hữu ích cho người xem.
  • Sự tương tác của người dùng với video: Việc tương tác của người dùng giúp Youtube dễ dàng đánh giá được mước độ hữu ích của bạn với người dùng.

4.Các chiến lược SEO Youtube      

Sau khi đã nắm rõ khái niệm, các yếu tố để Youtube đánh giá video của bạn. Thì bây giờ chúng ra tiến hành SEO nào. Đầu tiên hãy bắt đầu với các chiến lược SEO.

4.1 SEO video Youtube

Đây là chiến lược đơn giản nhất dành cho các mới bắt đầu học. Giống như SEO từng viết trên Website, thì người làm SEO video Youtube sẽ SEO cho từng video. Mỗi video cần SEO sẽ gắn với từng từ khóa tương ứng.

SEO video Youtube
SEO video Youtube

4.2 SEO đề xuất Youtube

Video được đề xuất là video được xuất hiện đến người quan tâm tới chủ đề của bạn. Điều này sẽ giúp giá tăng tỷ lệ nhấp chuột cho video, nhiều người biết đến kênh của bạn hơn. Để thực hiện chiến lược này, bạn cần biết nhóm từ khóa và thẻ video. Phương pháp này dễ sử dụng và có khả cao hơn được lọt top khi tìm kiếm trên YouTube hay Google.

4.3 SEO kênh Youtube

Khi người dùng tìm kiếm tên kênh của mình trên Youtube thì nó xuất hiện ngay trên đầu kết quả tìm kiếm thì đó là SEO kênh Youtube. Để làm được điều không hề dễ dàng.

4.4 SEO  Youtube tổng thể

SEO Youtube tổng thể là việc bạn triển khai SEO từ video, đễ xuất, kênh. Bạn phải có kiến thức đầy đủ, chuyên sâu mới có thể thực hiện chiến lược này.

5.Hưỡng dẫn SEO Youtube hiệu quả

Có 4 bước để SEO Youtube, cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Hưỡng dẫn SEO Youtube hiệu quả
Hưỡng dẫn SEO Youtube hiệu quả

 

5.1 Bước 1: Nguyên cứu từ khóa trên Youtube

Bắt đầu quá trình SEO Youtube chính là việc nguyên cứu từ khóa.

  • Tạo ra danh sách các ý tưởng từ khóa.
  • Chọn ra từ khóa SEO YouTube mang lại hiệu quả nhất từ danh sách.

5.2 Bước 2: Tạo video chất lượng

Một video chất lượng là video có tỷ lệ giữ chân người xem cao. Vậỵ yếu tố nào mà Youtube đánh giá video là chất lượng? 5 yếu tố sau bạn cần quan tâm xếp hạng quan trọng trên Youtube:

  • Bình luận video: việc người xem bình luận cho thấy họ có thể thích video, hoặc ít nhất là video đã khiến họ tương tác.
  • Đăng kí kênh sau khi xem video: Đây là một tín hiệu mừng vì bạn đang có một video tuyệt vời.
  • Tỷ lệ nhấp: Khi bạn có nhiều lượt nhấp đồng nghĩa đủ hay. Nó chính là nguyên nhân tác động đến hành vi nhấp chuột của người dùng.
  • Nút like/Dislike: Người xem ấn like tức họ thích video của bạn và ngược lại
  • Thời lượng video: Thường thì video dài sẽ xếp hạng cao hơn video ngắn. Nhưng tôi khuyên bạn lên tập trung tạo video có nội dung hữu ích đáp ứng ý định tìm kiếm người dùng.
Tạo video chất lượng
Tạo video chất lượng

5.3 Bước 3: Tối ưu hóa Video

Nếu bạn chèn từ khóa một cách thích hợp thì Youtube sẽ dễ hiệu chủ đề của video đó hơn. Vậy nên chèn từ khóa chính ở đâu? Có 3 vị trí nền chèn từ khóa để xếp hạng video của bạn tốt hơn:

  • Tiêu đề video: Tiêu đề phải chứ từ khóa SEO, độ dài tối thiểu là 5 từ
  • Phần Mô tả Video: Trong 25 từ đầu tiền phải chứ từ khóa. Độ dài mô tả ít nhất 250 từ. Mật độ từ khóa lặp lại 2 – 4 lần
  • Tags: Tuy rằng nó không quan trọng bằng 2 vị trí trên nhưng nó cũng  rất hữu ích đấy.

5.4 Bước 4: Quảng cáo video đến với mọi người

6.Công cụ hỗ trợ SEO Youtube

6.1 Nhóm công cụ hỗ trợ nguyên cứu từ khóa

  • Google Trends
  • Keywordtool.io
  • Ahrefs Keyword Explorer
  • YouTube Search Suggest
Gõ từ khóa “cách làm bánh cuốn” vào thanh công cụ tìm kiếm YouTube, đừng nhấn “Enter” và bạn sẽ thấy những gợi ý từ YouTube Suggest
Gõ từ khóa “cách làm bánh cuốn” vào thanh công cụ tìm kiếm YouTube, đừng nhấn “Enter” và bạn sẽ thấy những gợi ý từ YouTube Suggest

6.2 Nhóm công cụ hỗ trợ làm Thumbnail chuẩn

  • Canva
Dễ dàng tạo ảnh Thumbnail YouTube với Canva
Dễ dàng tạo ảnh Thumbnail YouTube với Canva

6.3 Nhóm công cụ nguyên cứu và phân tích chung

  • YouTube Analytics
  • TubeBuddy
  • VidIQ
  • Tubics

7.Kết luận

Tôi hy vọng bạn đã có được những thông tin ưu ích liên quan SEO Youtube là gì? Hưỡng dẫn SEO Youtube hiệu quả. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trên chặng đường SEO thành công. Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi! Đừng quên nếu có bất kì thắc nào hãy Comment bên dưới bài viết! Tôi sẽ trả lời cho bạn sớm. Chúc bạn thành công!

Nếu bạn không có nhiều thời gian triển khai SEO cho website doanh nghiệp, liên hệ GGADS.PRO để được tư vấn về dịch vụ SEO chuyên nghiệp chính xác theo thị trường của bạn với mức giá phù hợp nhất! GGADS.PRO sẵn sàng trở thành đội ngũ in-house đáng tin cậy cho doanh nghiệp bạn.

Nếu các bạn gặp vấn đề hay khúc mắc gì thì đừng ngại liên hệ với công ty AnNhien.Pro nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Artical Inline Ads

SEO Audit là gì? Các phần cần Audit trên Website (phần 1)

SEO Audit là gì? Các phần cần Audit trên Website
SEO Audit là gì? Các phần cần Audit trên Website

SEO Audit là gì? Các phần cần Audit trên Website

Tối ưu công cụ tìm kiếm  có nhiều công việc phải làm và một trong số đó là SEO Audit. Đây là việc mà mất cứ Website nào cũng phải làm. Nó giúp nhanh chóng xác định các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên. Do đó, sẽ giúp người làm SEO nâng cao  tổng thể thứ hạng từ khóa theo thời gian.

Vậy SEO Audit là gì? Công cụ nào hỗ trợ SEO Audit? Bài viết này, GGADS.PRO sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể để cải thiện tổng thể hiệu suất SEO trên toàn bộ website. Cùng tìm hiểu ngay nào!

SEO Audit là gì? Các phần cần Audit trên Website
SEO Audit là gì? Các phần cần Audit trên Website

1.SEO Audit là gì?

SEO Audit là một quá trình bao gồm kiểm tra, đánh giá tình trạng một trang Website. Mục đích là xem trang web được tối ưu như thế nào, đến đâu. Các tiêu chí đánh giá bao gồm Content, Onpage, Offpage,… Có thể hiểu SEO Audit theo nghĩa là “ kiểm toán việc tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm”.

Quá trình SEO Audit cũng giống như việc kiểm tra sức khỏe định kì vậy. Luôn cần thiết và diễn ra thường xuyên cho chính website của bạn

SEO Audit là gì?
SEO Audit là gì?

2.Thời điểm thích hợp để SEO Audit

Để đạt hiệu quả cao nhất của SEO Audit có 3 thời điểm thích hợp. Cụ thể như sau:

2.1 Khi 1 dự án mới được bắt tay vào làm

Khi bắt tay vào làm việc gì đó, bạn cần một chiến lược, kế hoạch cụ thể. Với website cũng vậy! Hãy bắt đầu bằng việc tiến hành SEO Audit trước khi làm việc khác. Nó sẽ gồm những việc như kiểm tra tốc độ load trang, trải nghiệm người dùng đã được tối ưu chưa. Sau đó bạn mới đến việc nguyên cứu từ khóa, đối thủ cạnh tranh,…

Than khảo thêm bài viết sau nếu bạn chưa biết nguyên cứ từ khóa như thế nào: hưỡng dẫn nguyên cứu từ khóa SEO cơ bản nhất

2.2 Giai đoạn đoạn đầu theo quý

Kết thức mỗi giao đoạn để chuẩn bị cho giao đoạn mới ta cần đánh giá và rút ra nhận xét nhưng điều mà ta làm được từ đó có kế hoạch cụ thể cho quý sau. Thực hiện SEO Audit vào đầu mỗi quý sẽ giúp bạn năm rõ xem quý trước hiệu suất như thế nào. Nếu như nó không như kì vọng đặt ra, hãy điều chỉnh cho hợp lí.

Thời điểm thích hợp để SEO Audit
Thời điểm thích hợp để SEO Audit

2.3 Trường hợp website có hiện tượng bất thường

Có nhưng trường hợp Website đang hoạt động bình thường tự dưng xảy ra vấn đề. Điều có thể đến từ việc Google liên tục được cập nhật và nâng cấp thì không ai có thể khẳng định được trang Website bạn sẽ vẫn hoạt động bình thường. Seo Audit sẽ giúp bạn biết được Website của mình đang hoạt động như thế nào

3.Trên website các phần cần Audit

Sẽ có 4 phần chính mà bạn không thể bỏ qua khi tiến hành Audit:

3.1 Technical SEO Audit

Việc phân tích kỹ thuật SEO xem Website của bạn có hoạt động bình thường không. Kỹ thuật này gồm 2 khía cạnh sau đây:

3.1.1 Khả năng tiếp cận

Khả nâng tiếp cận là là khả năng mà Google , người dùng có thể tiếp cận website của bạn. Hãy kiểm tra một số vấn đề sau có thể ảnh hưởng đến khả nâng tiếp cận của Google.

  • Kiểm tra tệp robots.txt và các thẻ Meta robot vì chúng có thể làm hạn chế quyền truy cập vào một số vùng nhất định trên website của bạn.
  • Sơ đồ XML có nhiện vụ là tạo ra một bản đồ chỉ dẫn cho các trình thu thập thông tin web của Google. Nó là một phần không thể thiếu của Website.
  • Cấu trúc Website tổng thể.

Những chia sẻ trên là cách giúp Google có thể tiếp cận được với website của bạn. Với người dùng thì sao? Làm thế nào để không ảnh hưởng đến khả nâng tiếp cận của họ.

  • Tốc độ tải trang chính là yếu tố hằng đầu bạn lên để ý. Nếu người dùng vào trang bạn mà không cảm thấy tự do thì họ sẽ rời đi ngay lập tức.
  • Giao diện sẽ ảnh hưởng một phần đến trải nghiệm người dùng
  • Ngay nay việc sử dụng thiết bị di động để truy cập Internet rất phổ biến. Bạn hay điều chỉnh, thiết kế website sao cho thân thiện với thiết bị di động.

3.1.2 Khả năng index

Khả nâng index và khả nâng tiếp cạn là 2 yếu tố luôn đi đối với nhau. Việc index sẽ giúp trang bạn có hiển thị trong công cụ tìm kiếm sau khi truy cập hay không. Các vấn đề khiến việc index khó hơn:

  • Có thể do website của bạn đã bị Google phạt
  • Một vài nội dung sẽ bị index chậm hơn.

3.2 Audit Onpage SEO

Khi đã tiến hành xong SEO Audit Technical thì tiếp đến bạn phải xem xét đến từng trang một. Để phân tích Onpage có 2 cách:

SEO On-page
SEO On-page

3.2.1 Các vấn đề nội dung chung

Nội dung mà bạn đăng lên website phải hữu ích với người dùng. Các bài viết phải có  liên quan đến ý tưởng chính của website.

3.2.2 Các vấn đề của từng trang một

Việc phân tích vấn đề của từng trang một là xem cách mà mỗi trang được viết và cấu trúc như thế nào. Các bài viết phải được chặt chẽ chặt chẽ và hướng đến đối tượng mục tiêu. Hãy để ý:

  • Đầu tiên là URL.
  • Độ dài bài viết phải phù hợp.
  • Hình ảnh trong bài viết cần được tốt ưu hóa. Đây sẽ là một cơ hội cải thiện thứ hiện trong các kết quả tìm kiếm hình ảnh của Google.
  • Thẻ Meta cũng hỗ trợ không nhỏ trong việc SEO. Một thẻ Meta hấp dẫn sẽ thu hút mọi người truy cập website.

Nếu bạn chưa biết viết thẻ Meta như thế nào hãy đọc bài viết sau: 

Cách viết Meta Title chuẩn SEO

Kỹ thuật viết thẻ mô tả hay

  • Cuối cùng là các liên kết. Các liên kết được gắn phải uy tín, phù hợp.

3.3 Audit Offpage SEO

Tiếp đến chính là phân tích Offpage. Các yếu tố xếp hạng Offpage là:

  • Độ tin cậy. Việc bạn tạo được độ tin cậy sẽ tạo được “ấn tượng” với công cụ tìm kiếm cũng như tạo được tiếng vang lớn. Hẫy tuân thủ các phương pháp SEO thì website của bạn sẽ nhận được nhiều sự tin tưởng hơn.
  • Nội dung thân thiệt và có nhiều lượt người đọc.

3.4 Phân tích từ khóa

Cuối cùng của quá trình SEO Audit chính là phân tích từ khóa. Từ khóa chính là đơn vị đo lường nhỏ nhát của SEO. Phân tích từ khóa và phân tích đối thủ cạnh tranh cũng tương tự như nhau. Qúa trình phân tích từ khóa cũng là lúc bạn đang phân tích đối thủ cạnh tranh của mình. Có 2 yếu tố chính để phân tích từ khóa:

  • Độ khó
  • Lượt truy cập

Bài viết đây sẽ giúp bạn hoàn thành công đoạn phân tích từ khóa một cách dễ dàng hơn: Từ khóa và các loại từ khóa quan trọng trong SEO

Competitive Analysis (đối thủ và ngành tương tự) và phân tích từ khóa
Competitive Analysis (đối thủ và ngành tương tự) và phân tích từ khóa

4. Lên làm gì và không lên làm gì khi audit Website

Để tiến hành SEO Audit, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc để đem lại hiệu quả cao nhất.

Lên làm gì và không lên làm gì khi audit Website
Lên làm gì và không lên làm gì khi audit Website

4.1 Những điều lên làm khi Audit Website

Triển khai SEO Audit phải mang tính toàn diện, bao gồm từ các thành phần cấu trúc đến nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến khả nâng hiển thị SEO của bạn. Bất kì một thành phần bị bỏ quên có thể dẫn đến các kết quả không mong muốn.

Kết nối mục tiêu hoặc lợi nhuận mà doanh nghiệp đặt ra với sự cố SEO xem nó ảnh hưởng như thế nào. Từ đó có tìm ra giải phải để cải thiện tình hình.

Khi đã Audit Website, cuối cùng bạn phải thiết thiết lập được những kế hoạch rõ ràng để nhanh chóng sự lí các sự cố.

4.2 Những điều không lên làm khi Audit Website

Khi SEO Audit bạn không lên quá vội vàng. Qúa trình Audit Website sẽ mất từ 2 đến 6 tuần để hoàn thành. Công việc chính là tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe website của bạn. Sau đó đưa ra những quyết định phù hợp nên thực hiện những thay đổi nào trên website.

5.Các công cụ hỗ trợ SEO Audit

Trước khi bắt đầu vào quá trình SEO Audit, có một số công cụ sẽ hỗ trợ bạn. Nó sẽ giúp cho toàn bộ quy trình diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn. Dưới đây là một số công cụ để bạn tham khảo và lựa chọn:

Hãy chọn lấy một công cụ yêu thích và hưu ích nhất cho quá trình SEO Audit được tốt nhất.

6.Tổng kết

Tôi hy vọng bạn đã có được những thông tin ưu ích liên quan SEO Audit là gì? Các phần cần Audit trên Website . Hãy nhớ rằng, SEO Audit là quá trình không thể thiếu đối với mọi website. Thực hiện audit đúng lúc sẽ giúp bạn tránh được những việc không đáng có do sự cố đem lại. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trên chặng đường SEO thành công. Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi!

Nếu các bạn gặp vấn đề hay khúc mắc gì thì đừng ngại liên hệ với công ty AnNhien.Pro nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
Artical Inline Ads

SEO Google Map là gì? Cách triển khai SEO Google Map (phần 1)

SEO Google Map là gì? Cách triển khai SEO Google Map
SEO Google Map là gì? Cách triển khai SEO Google Map

SEO Google Map là gì? Cách triển khai SEO Google Map

Ngoài việc SEO Website với SEO Content, SEO Google Map luôn được các doanh nghiệp cực kỳ quan tâm. Google Map giúp mọi người tìm kiếm nhau dễ dàng hơn trên không gian mạng. Vì thế, SEO Google Map giúp doanh nghiệp tối đa hóa địa chỉ của mình, xây dựng thương hiệu vững mạnh và tăng lượng khách hàng đến website nhiều hơn.

Trong bài viết này, GGADS.PRO cùng bạn tìm hiểu SEO Google Map  là gì? Cách triển khai SEO Google Map. Nếu bạn muốn Business phát triển mạnh, đừng bỏ qua bài viết dưới đây!

SEO Google Map là gì? Cách triển khai SEO Google Map
SEO Google Map là gì? Cách triển khai SEO Google Map

1.SEO Google Map là gì ?

SEO Google Map có thể được coi là Local SEO. Đây chính là phương pháp giúp địa điểm doanh nghiệp của bạn tăng khả năng hiển thị trên Google Map. Điều này làm cho doanh nghiệp của bạn được tìm thấy dễ dàng hơn. Vì ngày nay ai cũng sử dụng Google Map.

SEO GOOGLE MAPS LÀ GÌ
SEO GOOGLE MAPS LÀ GÌ

2.Tại sao phải SEO Google Map

Có một số lợi ích dễ dàng thấy rõ mà SEO Google Map đem lại cho doanh nghiệp của bạn.
– Khi SEO Google Map, mức độ uy tín của doanh nghiệp của bạn sẽ được tăng cao nếu bạn nằm trong TOP 3 hiển thị. Bên cạnh đó cũng tăng khả năng nhận biết của khách hàng về doanh nghiệp.
– Khi áp dụng kỹ thuật SEO này sẽ đưa số điện thoại, địa chỉ, email, website, hình ảnh,… xuất hiện khi khách hàng truy vấn. Từ đó khách hàng biết đến địa chỉ cửa hàng, địa chỉ doanh nghiệp thì độ nhận diện thương hiệu cũng tăng
– Hiện nay, ai cũng dùng Google Map. Nếu Map bạn lên TOP thì sẽ tăng lượng truy cập vào website.

Tại sao phải SEO Google Map
Tại sao phải SEO Google Map

3.Hướng dẫn triển khai SEO Google Map

Sau khi đã tìm hiểu SEO Map là gì thì bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu Cách triển khai SEO Google Map. Để triển khai không quá khó, nhưng để hiệu quả bạn cần phải nắm rõ các công đoạn, quy trình thực hiện.

Hướng dẫn triển khai SEO Google Map
Hướng dẫn triển khai SEO Google Map

3.1 Bước 1: Truy cập vào Google Map

Truy cập vào Google Map, nhập địa chỉ doanh nghiệp bằng cách ấn vào mục “thêm địa điểm bị thiếu”. Tại đây, bạn cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp mình. Sau đó bạn nhấn vào” xác nhận doanh nghiệp này” và bấm gửi để tiến hành xác minh doanh nghiệp với Google.Khi đã hoàn tất đăng kí thì, sẽ có một mã xác mình quyền sở hữu doanh nghiệp địa phương của hệ thống gửi tới bạn.

3.2 Bước 2: Tối ưu hóa và gắn Geo-Tag  cho hình ảnh

Bạn cần chọn lọc những ảnh thật và đẹp tầm 20-30 ảnh về công ty. Bởi đây là những tấm hình sẽ hiển thị cho người truy vấn gõ tên thương hiệu công ty bạn. Vd: “ GGADS.PRO” Những tấm ảnh bạn đăng tải lên là đuôi .Jpg, đừng lấy ảnh đuôi .Png.
Sau khi đã chọn được hình ảnh ưng ý thì ta sẽ phải đặt tên cho nó. Tại sao phải đặt tên? Bởi vì, GoogleBot chỉ xem được các kí tự chứ không xem được hình ảnh. Lời khuyên là lên sử dụng những từ khóa LSI để đặt tên. 
Nếu bạn không biết từ khóa LSI là gì thì có thể tham khảo bài viết sau: LSI Keyword là gì? Tối ưu từ khóa LSI trong SEO Onpage 

Khi đã đặt tên xong cho hình ảnh, bạn nên đặt thêm thông tin cho phần detail cho hình ảnh. Việc thực hiện rất đơn giản:
Click chuột phải vào hình ảnh > chọn Properties > Chọn Detail > Thêm nội dung cho các mục như Title, Subject, Rating, Tags, Comments.

Trên bản đồ google Map,  các địa điểm trên trái đất đều được định vụ bằng kinh độ và vĩ độ. Sử dụng Geo-Tag vào hình ảnh của bạn để thêm vị trí địa lý của địa chỉ doanh nghiệp bạn. Khi có Geo-Tag bạn sẽ được đánh giá tốt hơn và chiếm được sự tin tưởng từ Google. 

3.3 Bước 3: Đăng tải các thông tin trên mạng xã hội

Việc đăng tải thông tin trên mạng xã hội sẽ giúp độ úy của bạn tăng cao. Bạn cần đăng tải các hình ảnh và thông tin NAP (Name – Address – Phone) của bạn lên các trang mạng xã hội lớn Google hay dạo quang các trang mạng xã hội, khi đó sẽ tìm thấy doanh nghiệp của bạn tại đây. Khi Google thấy bạn tại các trang mạng xã hội. Thấy toàn bộ thông tin đều đồng nhất, đều là số điện thoại 0346-469-9999, tên GGADS.PRO và có địa chỉ, lĩnh vực SEO, chạy quảng các GG,FB,… Chắc Google sẽ nghĩ bạn là một doanh nghiệp lớn cung cấp dịch vụ SEO.

Đăng tải các thông tin trên mạng xã hội
Đăng tải các thông tin trên mạng xã hội

3.4 Bước 4: Đặt title cho Google My Business

Google Doanh nghiệp hay Google Business là nền tảng do Google cung cấp, có hưỡng dẫn sử dụng chi tiết. Đây là nơi chưa toàn  bộ thông tin của doanh nghiệp hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm (SERPs) và Google Maps. Ở bước này, tôi sẽ chỉ đặt tên của mình là GGADS.PRO mà thôi. Doanh nghiệp của bạn tên gì thì đặt như thế.

3.5 Bước 5: Điều chỉnh danh mục

Có rất nhiều bạn không tối ưu danh mục khi làm SEO MAP. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm SEO Map, tôi nhận thấy đây là nơi có thể quyết định bạn có lên Top Google Map hay không? Việc tối ưu doanh mục quan trọng như tối ưu thẻ Title (Tiêu đề) trong SEO Onpage vậy.

Tham khảo thêm bài viết : SEO Onpage là gì

3.6 Bước 6: Sử dụng trích dẫn và backlink về map

Tham khảo bài viết sau: Backlink là gì?

4.Sử dụng Anchor Text – SEO Map trở nên khác biệt

Các chia sẻ ở trên đã cho bạn gần như biết hết về SEO GOOGLE MAP rồi đấy. Nhưng còn một phần và đây là phần khó nhất trong SEO GOOGLE MAP. Để có thể nằm trong top 3 Google Maps thì Google sẽ nhìn vào phần Offpage của website. Hay nói cách khác là số Backlink về với các Anchor Text. Một website có mật độ Anchor Text cao thì sẽ khiến Google hiểu dễ dàng hơn từ đó tăng độ uy tín. Tuy nhiên nếu như mật độ Anchor Text cao quá mức cho phép sẽ dẫn tới việc SEO Google quá liều. Điều này có thể khiến bạn bị Google phạt.

Nếu bạn không biết Seo Offpage là gì thì tham khảo bài viết sau: Seo Offpage là gì

5.Khắc phục các lỗi thường gặp khi SEO Google Map

Việc mắc lỗi trong quá trinh SEO Google Map là không thể tránh khỏi. Để giúp bạn không bị mắc phải các lỗi thì tôi sẽ chỉ ra một vài lỗi thường gặp và cách khắc phục

5.1 Không tạo được địa điểm doanh nghiệp

Đây là lỗi khá phổ biến. Để khắc phục bạn tham khảo ảnh bên dưới:

Không tạo được địa điểm doanh nghiệp
Không tạo được địa điểm doanh nghiệp

5.2 Tên doanh nghiệp của bạn vượt quá 100 kí tự

Việc cố gắng nhồi nhét quá nhiều kí tự làm cho lỗi xảy ra. Các khắc phục duy nhất là phải tuân thủ theo quy định về cách đặt tên của Google Map.

5.3 Chạy được Google Map một thời gian thì báo lỗi

Có 3 lỗi mà bạn gặp phải sau một thời gian chạy Google Map
– “ Vô hiệu hóa” địa điểm doanh nghiệp: để xử lí vấn đề này bạn hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ và điền thông tin theo yêu cầu.
– “Xem lại thông tin” địa điểm doanh nghiệp: bạn chỉ cần điều chỉnh lại thông tin doanh nghiệp mình là xong.
– “Bắt buộc xác mình lại” địa điểm doanh nghiệp: bạn chỉ cần xác mình lại xong.

6. Kết luận
Tôi hy vọng bạn đã có được những thông tin ưu ích liên quan SEO Google Maps  là gì? Cách triển khai SEO Google Map. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trên chặng đường SEO thành công. Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi!

Nếu các bạn gặp vấn đề hay khúc mắc gì thì đừng ngại liên hệ với công ty AnNhien.Pro nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Artical Inline Ads

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce (phần 1)

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong Woocommerce là một tính năng cần thiết cho trang bán hàng. Khách hàng khi xem sản phẩm có nhu cầu xem lại sau chứ không mua liền thì sẽ đưa vào yêu thích. Bạn có thể thêm tính năng yêu thích sản phẩm vào WooCommerce bằng plugin YITH WooCommerce Wishlist.

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích

Đầu tiên bạn hãy tìm kiếm, cài đặt và kích hoạt plugin YITH WooCommerce Wishlist từ kho plugin nhé.

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce

General settings

Sau khi kích hoạt, tại menu YITH trong Dashboard, bạn vào menu Wishlist. Sau đó chuyển qua tab Add to Wishlist options.

Mục General settings, bạn chọn hiển thị là gì sau khi sản phẩm được thêm vào Wishlist.

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Mục General settings

Mục Loop settings, bạn tuỳ chọn có cho hiển thị Add to wishlist trong loop hay không. Loop ở đây có nghĩa là các trang có hiển thị sản phẩm như trang danh mục, trang cửa hàng, slide sản phẩm,…

Sau đó bạn chọn vị trí hiển thị Add to whistlist, chẳng hạn như sau nút Add to cart (mua hàng).

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Mục General settings

Ở mục Product page settings, bạn cũng chọn vị trí hiển thị Add to whistlist, chẳng hạn như sau nút Add to cart (mua hàng).

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Mục General settings

Mục Text customization

Tới mục Text customization, bạn chỉnh sửa nội dung hiển thị cho các dòng chữ liên quan. Nói cách khác là dịch sang tiếng Việt.

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Mục Text customization

Add to wishlist

Tiếp theo là bạn chỉnh sửa cách hiển thị cho nút Add to wishlist, cũng như chọn icon hiển thị.

Sau đó bạn lưu lại các thiết lập.

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Add to wishlist

Wishlist page options

Tiếp theo bạn qua tab Wishlist page options

Bạn chọn Wishlist page, là trang sẽ hiển thị các sản phẩm đã được đưa vào mục yêu thích. Trước khi chọn, bạn phải tạo một trang có tên “Sản phẩm yêu thích” chẳng hạn. Phần nội dung bạn dán đoạn shortcode được cung cấp ở dưới vào. Sau đó đăng trang.

Bây giờ quay lại trang thiết lập Wishlist, nhớ refresh lại nhé. Bây giờ ở Wishlist page, bạn nhấn vào và chọn trang vừa tạo.

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Wishlist page options

Mục Wishlist Detail page

Tiếp theo là mục Wishlist Detail page, bạn chọn các nội dung sẽ hiển thị. Chẳng hạn như mình chọn giá Produc price và nút Add to cart trên mỗi sản phẩm.

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Mục Wishlist Detail page

Trang sản phẩm

Lưu các thiết lập lại. Sau đó bạn ra trang sản phẩm. Bạn sẽ thấy dưới nút Mua hàng sẽ có thêm nút Yêu thích. Sau khi nhấn Yêu thích các sản phẩm, bạn sẽ thấy thông báo Đã thêm! Và liên kết Xem mục yêu thích. Nhấn vào liên kết này để xem trang Wishlist.

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce

Mục Sản phẩm yêu thích

Đây là trang Sản phẩm yêu thích đã tạo, và các sản phẩm đã được nhấn Yêu thích sẽ hiện ở đây.

Thêm sản phẩm vào mục yêu thích trong WooCommerce
Mục Sản phẩm yêu thích

Như vậy là GGADS đã thêm thành công chức năng thêm sản phẩm yêu thích với plugin YITH WooCommerce Wishlist. Chúc các bạn thành công!

An Nhiên sẽ liên tục cập nhật các bài viết mới nhất về thủ thuật WordPress. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!

Dịch vụ tăng Traffic thật cho website của bạn.

5/5 - (2 bình chọn)
Artical Inline Ads