Friday, April 19, 2024

Làm Website Tốn Vài Chục Triệu Nhưng Không Kiếm Được Đồng Nào ( phần 1)

Thiết kế web
Thiết kế website

Chắc chắn phải làm website trong thời kỳ Marketing online nở rộ như này.Nhưng hàng trăm người thuê website 10-20-30…50 triệu xong để đó cả vài tháng trời. Thậm chí hơn nửa năm không hề thấy có mống khách nào trên website. Thỉnh thoảng mới thấy bóng dáng 1 2 khách xong lại thôi. Vì sao phải tốn hàng chục triệu đồng để thiết kế một cái Website mà không hề đem lại lợi nhuận cho bạn như vậy?

Rất nhiều người lầm tưởng cứ bỏ đống tiền 10-20 triệu làm một cái website xong là có thể giải quyết được mọi thứ. Đơn hàng sẽ tăng trưởng nhiều hơn… Nhưng sự thật thì không hề được như mong muốn.
• Làm Website xong trông rất tệ, hình ảnh, bố cục sơ sài cẩu thả, nhìn đã thấy chán. Đã xấu còn lỗi thời thì không thể chấp nhận.
• Làm Website xong còn chẳng thể tìm kiếm trên trang tìm kiếm Google. Gõ đúng từ khóa mà cũng chẳng hiện lên.
• Website load chậm. Giới thiệu cho khách xong rồi khách vào tham khảo web load mãi không lên cũng chán mà bỏ.
• Website chẳng có lượt truy cập nào.
Hầu như 80% người làm kinh doanh chuyển từ offline qua online đều phải gặp các trường hợp này nhất là vào lúc mới bắt đầu chuyển đổi. Nhưng Webiste vẫn là thứ bắt buộc phải làm, chỉ là chúng ta chưa hiểu được các kết quả kinh doanh mà nó mang lại. Hãy cùng tìm hiểu về giá trị của Website trước khi quyết định mần nó nhé.

I. Website là ngôi nhà và cửa hàng của mình:

website đẹp
Website chuẩn SEO
  • Nhiều người bỏ đống tiền để thuê và xây dựng 1 cửa hàng với mong muốn đem lại doanh thu ổn định cho mình. Nhưng lại đắn đo khi bỏ vài triệu để làm 1 cái website?
  • Cửa hàng Offline thì đem đến kết quả gì?
– Hàng ngày lượng khách hàng đi qua đi lại. Giúp tăng nhận diện, bán hàng.
– Có một địa chỉ cố định để tăng độ trust.
– Xây dựng phong cách cửa hàng theo ý thích.
– Là nền móng của sự phát triển theo thời gian
  • Thực chất thì doanh thu vẫn tăng, vẫn có khách hàng… Nhưng khách hàng đã bắt đầu chuyển đổi dần sang nền tảng online. Họ chỉ nằm nhà ngồi lướt web tham khảo các gian hàng online. Nhưng chúng ta vẫn chưa có gian hàng online nào cả.
  • Việc xây dựng gian hàng của mình trên nền tảng Online là yếu tố sáng suốt hàng đầu. Dù bạn không chạy quảng cáo,… Nhưng ít nhất hãy có 1 địa điểm để người dùng có thể tìm thấy bạn khi cần.
  • Một ví dụ cụ thể: Bạn bỏ ra 10tr để chạy quảng cáo Facebook, 10tr sẽ tiếp cận được khoảng 20.000 – 100.000 khách hàng tùy ngành nghề và cách chạy, 100.000 người trung bình sẽ ra được 100 – 200 đơn hàng. Vậy 99.000 người còn lại thì họ sẽ làm gì? sẽ có 1 cơ số lớn người làm các công chuyện như trên. Lên Google tìm kiếm thông tin về chúng ta, website của chúng ta và chẳng có thông tin gì cả, mà lại tìm ra toàn website của đối thủ. Mất đi 1 lượng khách lớn, thay vì bỏ 10tr được 300-400 đơn thì giờ chúng ta lại bỏ đi ~ 50% đơn chỉ vì không có Website.
  • DÙ KHÔNG CHẠY QUẢNG CÁO GOOGLE HAY LÀM SEO… CÓ WEBSITE ĐI RỒI TÍNH.

II. Website trong hẻm hay mặt tiền: 

(Sự khác biệt về Content và Marketing)
  • Làm website bao gồm rất nhiều yếu tố. Thiếu 1 yếu tố nào cũng sẽ khiến cho website không ra tiền hoặc ra tiền rất kém.
  • Các yếu tố đó là:
– Content
– Marketing
  • Nếu bạn nghĩ chỉ cần Marketing cho website tốt thì sẽ có tiền. Đúng vậy nhưng có content chuẩn SEO nữa thì doanh thu tăng lên rất nhiều lần. Và quan trọng hơn nữa nếu bạn nghĩ làm content hay thì sẽ thu nhiều đơn hàng. Không quảng cáo thì làm sao ai đọc được content của bạn.
  • Gian hàng offline thì có mặt phố, trong ngõ thì gian hàng online cũng vậy. Quan trọng để có thể lên được mặt tiền đó là chúng ta phải biết quảng cáo. Quảng cáo rồi thì mới có khách nhìn thấy, có khách nhìn thấy thì mới có đơn hàng. Không chạy quảng cáo thì đừng hỏi tại sao làm website xong lại không ra đơn hàng.
  • Hãy học cách kiếm tiền từ website, sau đó mới đòi hỏi website có ra tiền hay không?

III. Website tự giúp tăng doanh số:

  • Nếu bạn có 1 website đẹp. Nó sẽ tự giúp bạn ra tiền nhờ chạy quảng cáo.
  • Ngược lại, Website xấu sẽ làm mất khách của bạn.
  • Làm quảng cáo, kinh doanh thì nó là 1 tổ hợp từ nhiều cái. Nhưng tất cả những cái đó đều có mục đích phục vụ khách hàng.

1. Làm website xấu là không tôn trọng thẩm mỹ người dùng.

  • Một trường hợp khách làm website của ggads.pro là 1 spa dạng thiên nhiên. Họ có 8 chi nhánh Spa phủ khắp ở các quận và vùng ven nội thành Hà Nội.
  • Họ đầu tư cả tỷ bạc cho việc setup các chi nhánh làm sao cho đẹp và thân thiện với người dùng. Nhưng website lại không có chút thẩm mỹ nào.
  • Khách hàng lâu năm tìm lại địa chỉ của spa trên Google họ nhìn vào website quá cũ và sơ sài. Website như kiểu chợ búa, khôn chuyên nghiệp. Khiến họ quên đi những ý định quay lại sử dụng dịch vụ spa. Thế là mất khách.
  • Khi bạn đã có 1 website đẹp chuẩn, tất cả những kênh quảng cáo của bạn đều được thơm lây. Vì 1 website đẹp và hoành tráng là minh chứng của 1 đơn vị uy tín. Dù họ có tiếp cận chúng ta qua nền tảng online hay offline thì họ cũng sẽ có một trải nghiệm website tuyệt vời. Tăng sự chăm sóc về tinh thần cho khách hàng, tăng độ trust, tăng doanh thu.  

III. Làm website có bao nhiêu cách kiếm tiền:

Chúng ta phải biết rằng kiếm tiền thì nó có thể phân ra làm các loại:
• Giảm chi phí quảng cáo.
Tăng hiệu quả quảng cáo (Tăng hiệu quả thì đồng nghĩa không phải tốn nhiều chi phí)
• Tăng đơn hàng tự nhiên. 
• Tăng lượng traffic tự nhiên (không phải mất tiền để kéo traffic)
• Tận dụng hệ sinh thái, công cụ phễu để kiếm khách hàng. 
Và rất nhiều dạng kiếm tiền khác.

IV. Bản chất của website và yếu tố kinh tế:

  • Website sẽ giúp chúng ta kiếm lại tiền bằng nhiều cách. Đôi khi chúng ta không thể đo đạt được điều đó. Để đánh giá được hiệu quả của việc Marketing thì chúng ta phải có các con số, và con số đo đạt của website đó chính là TRAFFIC (người dùng click vào website).

VD: Bạn bỏ ra 10tr chạy quảng cáo Facebook. Bạn thu về được đơn hàng Facebook thì không nói rồi, bạn có thêm 500-1000 người vào website (họ search thương hiệu của bạn và click vào bạn) thì 1000 traffic đó đáng giá bao nhiêu tiền?

Lưu ý: giá trị trung bình cho 1 click nếu chạy Google Ads sẽ là 500-1000 đồng nếu đó là từ khóa dạng kiến thức, 10.000-20.000-100.000 và hơn thế nữa nếu là từ khóa mua hàng (ví dụ như từ khóa “hút bể phốt” có thể lên tới 200.000 1 click)
.
—-> từ khóa thương hiệu khi khách hàng search thì nó được tính là từ khóa “mua hàng”, vì khi khách hàng search thương hiệu để tìm hiểu là họ đã muốn mua hàng lắm rồi —-> 1 lượt search tính trung bình là 2000-5000đ, 1000 lượt search là 2.000.000 – 5.000.000
.
—-> Bạn đã kiếm thêm được ~5.000.000 tiền quảng cáo mỗi tháng, 12 tháng là 60tr…. và chỉ với việc này thì bạn làm website đã lời rồi @@
.
Ngoài ra, việc có được traffic sẽ còn góp phần rất lớn cho công cuộc “quảng cáo” đa kênh, vì website là một kênh hứng tất cả traffic đổ về từ mọi nguồn.

V. Website là phễu cuối của hệ sinh thái:

  • Website thu hút hết mọi khách hàng từ tất cả kênh đổ về.
– Chuyển đổi khách hàng từ kênh ads Facebook, Zalo, Tik tok…
– Chuyển đổi khách hàng từ kênh SEO.
– Chuyển đổi khách hàng từ kênh email marketing.
– Chuyển đổi khách hàng từ kênh Free traffic.
  • Chúng ta có thể làm mọi thứ với website để khách hàng có một trãi nghiệm tuyệt vời đối với Content cũng như thương hiệu. Có thể hiểu rằng khi khách hàng trải nghiệm Content quảng cáo trên Facebook, Zalo, Tik Tok thì họ sẽ bị bó buộc vào các guồng Content nhất định như dạng text, video… Các hành động CMT, Like, Share, Inbox…
  • Mặc dù các hoạt động này vẫn rất phù hợp và tối ưu cho Ads nhưng chúng ta không thể tùy biến bất cứ thứ gì… Chỉ làm trên 1 khuôn mẫu cho sẵn vì đây là 1 đơn vị bên thứ 3.

Website là một kênh riêng.

  • Một gian hàng riêng của mỗi người. Chúng ta hoàn toàn có thể chỉnh sửa tùy ý những giao diện trên website để giúp tối đa hóa content, tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Chỉnh sửa giao diện tổng thể, màu sắc tổng thể:

  • Cái này cực kì quan trọng. Khi chạy facebook ads thì dù ngành gì chúng ta cũng có 1 tông màu nhất định. Nhưng với giao diện website thì những yếu tố nghệ thuật đều có thể được chỉnh sửa. Từ đó tăng “trải nghiệm người dùng”.

Chỉnh sửa các bố cục và điểm nhấn:

  • Sau khi làm cho khách hàng chú ý xong thì đến các giai đoạn khiến khách hàng thích thú, khao khát và mua hàng. Diễn giải điều đó trên nền tảng quảng cáo bên thứ 3 sẽ rất khó để làm được. Với website thì bạn hoàn toàn có thể thêm popup giảm giá, điền form, click button…

Chat trực tiếp trên website:

  • Hoàn toàn có thể biết khách đang ở page nào, link nào. VD khách đã vào trang thanh toán rồi thì khi mình cứ việc chat gửi stk là xong.

Website sẽ gắn được PIXEL ở nhiều nguồn khác nhau.

  • Hay nói đơn giản bạn đang chạy quảng cáo ở nhiều kênh Facebook, Tik Tok, Zalo, Youtube, Google Ad…. Chỉ cần khách hàng đổ từ các kênh quảng cáo đó VỀ WEBSITE… Thì họ sẽ dính tiếp quảng cáo của mình ở tất cả các kênh còn lại.
  • VD: Chạy quảng cáo facebook, khách đổ về landing page website… Sau đó khách vào các website khác sẽ dính Google Adword, hoặc khách vào youtube cũng sẽ dính Ads quảng cáo của mình (cơ chế pixel)

VI. TỔNG KẾT

Tăng tốc độ website
Tăng tốc độ website
  • Bài viết trên đây chỉ mới show được phần nhỏ về giá trị của website. Nhưng ít nhất nó cũng sẽ giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của website trong công cuộc xây dựng hệ sinh thái Marketing là như thế nào.
  • Bài tiếp theo mình sẽ nói về chuyện tự làm web hay đi thuê website. Nếu thuê website thì nên lăn tăn các vấn đề gì? Làm sao để vừa tối ưu tiền, tối ưu trải nghiệm, tránh gặp phải gian thương nhé. 
Rate this post
46,788FansLike

Bài Viết Mới