Thursday, April 25, 2024

SERP Analysis là gì? Các bước triển khai và công cụ hỗ trợ (phần 1)

SERP Analysis là gì? Các bước triển khai và công cụ hỗ trợ.

Bạn mất một khoảng thời gian dài để chọn và viết ra một danh sách từ khóa liên quan. Đừng vội sử dụng chúng ngay, vẫn còn một bước quan trọng mà bạn đang bỏ sót đấy. Bước đó chính là kiểm tra từ khóa xem có đạt chuẩn không – SERP Analysis. Đây là bước quyết định xem hiệu quả của từ khóa bạn muốn SEO như thế nào.

Nếu nắm rõ các bước và công cụ hỗ trợ SERP Analysis thì bạn không còn phải lãng phí thời gian và tiền bác cho những từ khóa SEO không đem lại hiệu quả. Trong bài viết này, GGADS.PRO sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về SERP Analysis để bạn có nền tảng SEO ( research keyword) . Trước khi đi vào phần chính, hãy bắt đầu với khái niệm.

SERP Analysis là gì?
SERP Analysis là gì?

1.SERP Analysis là gì?

SERP Analysis  – Search Engine Result Page Analysis  là quá trình phân tích trang web đang xếp hạng của một từ khóa hoặc một chủ đề nhất định mà bạn truy vấn.  Việc thực hiện công đoạn này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường. Bên cạnh đó, SERP Analysis liên quan nhiều đến việc kiểm tra xem trên trang kết quả tìm kiếm đang có những hình thức hiển thị nào để đảm bảo rằng nội dung trên trang web có thực sự phù hợp với Search Intent của người dùng hay không.

Bạn có thể tham khảo thêm về bài viết: Search Intent là gì?

SERP Analysis là gì?
SERP Analysis là gì?

Qua thông tin trên các bạn đã biết được SERP Analysis là gì chưa? Chắc vẫn còn một số bạn vẫn chưa nắm rõ. Những thông tin bên dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng hơn.

2.Lợi ích của SERP Analysis

Phân tích SERP chính là phân tích những trang đang được xếp hạng hàng đầu đang làm gì từ đó ta có được một chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Nhiều người thường nhầm lẫn là sao chép những gì trang đứng đầu trong kết quả truy vấn đang làm. Bước cuối cùng trong phân tích từ khóa là SERP Analysis giúp bạn:

  • Chọn đúng từ khóa mục tiêu
  • Nội dung content phù hợp với đối tượng cần nhắm đến
  • Traffic mang về cho website chất lượng
  • Đánh bại đối thủ với chi phí thấp
  • Dễ dàng duy trì thứ hạng bền vững

3. Các bước triển khai SERP Analysis

Việc phân tích SERP, bạn phải xem xét các yếu tố như domain, chỉ số liên kết, ý định tìm kiếm,… còn rất nhiều các chỉ số cần phải phân tích. Đừng hoảng loạn, những gì trình bày dưới đây sẽ giúp bạn cảm thấy mọi thứ trở lên dễ dàng hơn. Không để bạn phải chờ, hãy cùng đọc và ghi nhớ 6 nội dung dưới đây:

Các bước triển khai SERP Analysis
Các bước triển khai SERP Analysis

3.1 Phân tích click và lượt truy cập tiềm nâng

Có rất nhiều bạn đánh giá từ khóa là tiềm kiếm thông qua việc xác định volum tìm kiếm của từ khóa. Việc xác định từ khóa mình chọn qua việc đánh giá trên là chưa đủ. Không phải cứ từ khóa nào có lượng volum tìm kiếm cao là đều mang lại lượt click lớn. Vì Google đang ngày càng trả kết quả tìm kiếm dưới nhiều dạng khác nhau dẫn đến người truy vấn không còn lí do gì để click vào trang của bạn. Nếu người tìm kiếm không click  của trang của bạn thì việc từ khóa TOP cũng vô nghĩa. Kiểm tra số click là việc xem bao nhiêu lần truy vấn từ khóa thì mang về một lợt click. Theo dõi xem trang đầu khi trả kết quả tìm kiếm đang nhận được bao nhiêu lượt truy cập từ khóa đó.

3.2 Phân tích từ khóa phụ

Một trang sở hữu rất nhiều từ khóa khác nhau đang được xếp hạng ở vị trí cao khi trả kết quả truy vấn. Có những từ khóa dễ nhìn ra cũng có một vài từ khóa bí ẩn bạn có thể bỏ sót.  Để tìm ra từ khóa bí ẩn ấy thì bước phân tích từ khóa phụ là cho bạn. Hiểu đơn giản về từ khóa phụ là từ khóa gần giống với từ khóa chính, thường dàu và mang tính mô tả, liên hệ mật thiết với từ khóa chính. Từ khóa phụ sẽ dễ dàng SEO hơn từ khóa chính và ít cạnh tranh. Việc tổng hợp chưa đủ từ khóa phụ sẽ nguy cơ khiến bạn mất đi 1 lượng Traffic lớn.

Phân tích từ khóa phụ
Phân tích từ khóa phụ

3.3 Phân tích chỉ số liên kết cấp trang

Đây chính là các chỉ số về số lượng liên kết, độ liên quan của các liên kết, độ tin cậy,… mà page ( trang) nhận được. Trong việc lựa chọn từ khóa thì bạn chỉ cần quan tâm đến Referring Domain. Theo báo cáo gần đây nhất của công cụ hỗ trợ SEO Ahrefs đã nguyên cứu thấy rằng trang có lượng từ khóa xếp hạng cao thường có nhiều Referring Domain trỏ đến. Các từ khóa có lượng Referring Domain từ 0 đến dưới 20 sẽ dễ dàng cạnh tranh để tăng thứ hạng.

3.4 Phân tích độ uy tín của Domain và URL

Nhắc đến Domain và URL là nhắc đến chỉ số liên kết cấp trang. Đây là 2 yếu tố quan trọng để đánh giá độ tin cậy và chuyên môn của một trang. Để đánh giá, bạn hãy chú ý quan sát ngưỡng điểm lên là +/- 5 của đối thủ so TOP với điểm DR (Domain Rating) của bạn thì từ khóa đó có tiềm năng cạnh tranh. Còn với điểm UR (URL Rating) từ 0 đến < 20.

3.5 Phân tích ý định tìm kiếm

Trong bài viết ý định tìm kiếm tôi đã trình rõ, lên sẽ chỉ nhắc qua vắn tắt cho bạn hiểu nôm na đó là câu hỏi tại sao ẩn sau truy vấn tìm kiếm của người dùng. NhỮNG nội dung cuốn hút có nhiều người đọc thường sẽ trả lời được câu hỏi trên. Có 4 ý định tìm kiếm của người dùng phổ biến đó là :

  • Informational (thông tin)
  • Navigational (điều hướng)
  • Commercial Investigation (điều tra thương mại)
  • Transactional (giao dịch).

Ngoài ra vẫn còn một số ý định tìm kiếm nhưng ít phổ biến hơn như:

  • Local Intent (Ý định tìm kiếm địa phương)
  • Freebies – (Ý định tìm kiếm sự miễn phí)
  • …..

Bạn có thể tham khảo thêm về bài viết: Search Intent là gì?

3.6  Phân tích nội dung

Có 3 yếu tố về nội dung bạn cần chú ý

– Loại nội dung: để biết nội dung nào phù hợp với từ khóa bằng cách phân tích kết quả hiển thị SERP. Hãy luôn kiểm tra loại content nào đang chiếm ưu thế trên SERP trước khi sản xuất nội dung.

Loại nội dung
Loại nội dung

– Định dạng nội dung: có một số loại định dạng nội dung phổ biến đó là:

  • How-to Guide – hướng dẫn cách
  • Step-by-step Tutorial – hướng dẫn từng bước
  • Checklist – danh sách tiêu chuẩn
  • Case Study – câu chuyện thành công
  • Roundup – bảng xếp hạng
  • List Post – danh sách liệt kê
  • Review – đánh giá
  • Comparison – so sánh

– Chất lượng nội dung: để kiểm tra chất lượng nội dung là điều mà Ahrefs hay các công cụ SEO quen thuộc vẫn chưa thể lượng hóa được ở thời điểm hiện tại. Để đánh giá nó bạn phải vào vai một người truy vấn thực thụ để kiểm tra.

4.Công cụ hỗ trợ SERP Analysis

4.1 Ahrefs

Nhiều người khi nhắc đến Ahrefs là công cụ “phân tích backlink”. Nhưng thật ra đó chỉ là một chức nâng nhỏ trong nhiều chức nâng mà tool này mang lại. Ahrefs là một kho từ khóa không lồ, đem lại cho bạn một lượng gần như vô tận của ý tưởng từ khoá để lựa chọn. Công cụ này có thể đề xuất từ khóa, các thông tin về từ khóa như số lượng tìm kiếm, điểm chất lượng từ khóa,…

4.2 SERP Checker by Mangools

Đây là công cụ chuyên dành cho phân tích SERP với hơn 45 chỉ số SEO quan trọng. SERP Checker sẽ giúp bạn tìm ra xem yếu tố nào đang gây ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm tự nhiên của một từ khóa bất kỳ

SERP Checker by Mangools
SERP Checker by Mangools

5.Tổng kết

Tôi hy vọng bạn đã có được những thông tin liên quan tới SERP Analysis là gì, lợi ích, các bước làm, công cụ hỗ trợ. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trên chặng đường SEO thành công. Hãy đón trờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi !

Nếu các bạn gặp vấn đề hay khúc mắc gì thì đừng ngại liên hệ với công ty AnNhien nhé!

 

5/5 - (1 vote)
46,788FansLike

Bài Viết Mới