Giao Dịch Trung Gian
- Trong đời sống hàng ngày. việc kinh doanh mua bán ngoài đời thường và cũng như trên mạng internet. Ai cũng đều gặp trở ngại về khoản giao dịch. Họ sợ rằng khi giao dịch với những người không quen biết sẽ gặp phải lừa đảo, bị bùng tiền,… Vì vậy họ cần thông qua những đơn vị trung gian thương mại uy tín.
- Những đơn vị trung gian thương mại được hình thành. Nhằm phục vụ cho những công việc giao dịch của người thuê họ làm việc với bên thứ 3.
- Giao dịch trung gian là như thế nào? Mời tất cả mọi người cùng ggads.pro tìm hiểu để biết rõ hơn nhé:
I. Giao dịch trung gian và bên trung gian?
- Như đã nói ở trên phần giới thiệu. Giao dịch an toàn nhất là tìm đến một đơn vị trung gian uy tín. Gọi đó là Giao dịch trung gian.
1. Giao dịch trung gian là gì ?
- Giao dịch qua trung gian là giao dịch có sự tham gia của người hoặc đơn vị thứ ba.
- Việc thiết lập quan hệ mua bán, thoả thuận các điều kiện mua bán, phương thức mua bán và thanh toán đều phải qua người thứ ba trung gian.
VD: Bản thân các shop quần áo thời trang ở Việt Nam. Không thể tự đi sang được Quảng Châu – Trung Quốc để lấy hàng về kinh doanh. Vì vậy họ có thể nhờ tới các đơn vị trung gian như là 1688.com, taobao.com, tmall.com,…
2. Các đơn vị phục vụ giao dịch trung gian:
- Cũng như khái niệm ở trên, giao dịch trung gian là giao dịch qua người hoặc đơn vị trung gian. Chúng ta gọi đơn vị hoặc người trung gian là bên trung gian.
- Trong hoạt động dịch vụ trung gian thương mại. Bên trung gian có vai trò làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.
- Bên trung gian thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba không vì lợi ích của bản thân mình mà vì lợi ích của bên thuê dịch vụ (bên uỷ nhiệm).
- Vì vậy bên trung gian phải là đơn vị hoặc người có mối quan hệ quen biết với cả 2 bên, hoặc phải thật uy tín.
II. Tính pháp lý của Giao dịch trung gian:
- Ngay từ thế kỷ 19. Luật pháp của nhiều người trên thế giới đã quan tâm điều chính tới hoạt động thương mại trung gian.
- Tại nước ta. Luật Thương mại năm 2005 (LTM) đã đưa ra định nghĩa về hoạt động trung gian thương mại (TGTM).
- Các hoạt động này được tập hợp thành một chế định: Các hoạt động TGTM (tại chương V, từ Điều 141 đến Điều 177).
- Theo pháp luật Việt Nam. Hoạt động trung gian thương mại có đặc điểm:
1. Giao dịch trung gian thương mại theo tính pháp lý:
1.1. Khái niệm:
– Do một chủ thể trung gian thực hiện. Vì Lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao:
- Hoạt động trung gian thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại.
Đó là việc cung ứng các dịch vụ:
+ Đại diện cho thương nhân.
+ Môi giới thương mại.
+ Uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lí thương mại.
- Bên thuê dịch vụ là bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Phải có nghĩa vụ trả thù lao cho bên thực hiện dịch vụ.
Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên thuê dịch vụ và được nhận thù lao.
- Ở phương thức thực hiện. các hoạt động dịch vụ trung gian thương mại có điểm khác biệt cơ bản so với các hoạt động cung ứng dịch vụ khác.
Các hoạt động cung ứng dịch vụ theo phương thức giao dịch trực tiếp, có sự tham gia của hai bên.
Các bên tham gia quan hệ trực tiếp giao dịch với nhau, bàn bạc thỏa thuận nội dung giao dịch.
- Trong hoạt động dịch vụ trung gian thương mại có sự tham gia của ba bên.
Bên trung gian nhận sự uỷ nhiệm của bên thuê dịch vụ để quan hệ với bên thứ ba. Điều đó có nghĩa là, bên trung gian làm cầu nối.
1.2. Các chủ thể tham gia:
- Các chủ thể tham gia hoạt động trung gian thương mại cụ thể là:
+ Bên uỷ nhiệm (bên thuê dịch vụ, gồm một hoặc một số người).
+ Bên thực hiện dịch vụ (bên được uỷ nhiệm).
+ Bên thứ ba (gồm một hoặc một số người). - Bên được thuê làm dịch vụ là người trung gian nhận sự uỷ nhiệm của bên thuê dịch vụ và có thể thay mặt bên thuê dịch vụ thực hiện các hoạt động thương mại với bên (hoặc các bên) thứ ba.
- Khi giao dịch với bên thứ ba, Bên trung gian có thể sử dụng danh nghĩa của mình hoặc danh nghĩa của bên thuê dịch vụ, tuỳ thuộc loại hình dịch vụ mà họ cung ứng.
- Theo quy định của Luật thương mại năm 2005. Trường hợp thực hiện dịch vụ đại lí thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá hoặc môi giới thương mại:
Bên trung gian sử dụng danh nghĩa của chính mình khi giao dịch với bên thứ ba. Điều đó có nghĩa là tự họ phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình.
- Đối với dịch vụ đại diện cho thương nhân: Bên trung gian sẽ nhận sự uỷ quyền và nhân danh bên giao đại diện để giao dịch với bên thứ ba.
Do đó những hành vi do bên đại diện thực hiện trong phạm vi được uỷ quyền trực tiếp đem lại hậu quả pháp lí cho bên giao đại diện.
1.3. Yêu cầu từ bên thuê dịch vụ:
– Trong các hoạt động trung gian thương mại, bên thuê dịch vụ sẽ yêu cầu bên thực hiện dịch vụ thay mặt mình hoặc giúp mình quan hệ với bên thứ ba để mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại.
- Do đó, bên trung gian sẽ có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, tìm hiểu đối tác, đàm phán giao dịch với bên thứ ba để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên uỷ nhiệm (bên thuê dịch vụ) theo yêu cầu của họ.
– Hoạt động dịch vụ trung gian thương mại khác với các hoạt động dịch vụ có liên quan đến bên thứ ba như: Dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận hàng hoá… ở chỗ những dịch vụ này được thực hiện trực tiếp giữa bên làm dịch vụ với bên thuê dịch vụ mà không có sự tham gia của bên trung gian.
- Trong hoạt động dịch vụ trung gian thương mại, bên trung gian có vai trò làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.
– Bên trung gian thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba. Không vì lợi ích của bản thân mình mà vì lợi ích của bên thuê dịch vụ.
– Tuy nhiên, bên trung gian sẽ được hưởng thù lao khi hoàn thành nhiệm vụ mà bên uỷ nhiệm giao phó.
– Do đó, mục đích của bên trung gian trong các hoạt động trung gian thương mại là chỉ nhằm tới thù lao mà bên thuê dịch vụ sẽ trả cho họ.
2. Bên trung gian trong giao dịch trung gian phải là gì?
2.1. Nội dung:
– Bên trung gian phải là Thương nhân:
- Bên trung gian phải có những điều kiện nhất định để có thể được bên thuê dịch vụ tin tưởng uỷ nhiệm thực hiện công việc vì lợi ích của họ.
- Bên trung gian phải là thương nhân, theo Điều 6 Luật thương mại năm 2005.
- Thương nhân phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.
- Đối với một số dịch vụ trung gian thương mại như:
+ Dịch vụ uỷ thác mua bán hàng hoá.
+ Dịch vụ đại lí thương mại.
Bên trung gian còn phải có điều kiện phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác thì mới trở thành bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá.
2.2. Quan hệ giữa bên thuê và bên thứ ba:
- Trong quan hệ với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba:
Người trung gian thực hiện các hoạt động thương mại với tư cách pháp lí hoàn toàn độc lập và tự do.
- Người trung gian là những thương nhân độc lập.
Hành nghề cung ứng dịch vụ trung gian thương mại một cách chuyên nghiệp. Không phải là người làm công ăn lương.
Điều này thể hiện qua:
– Người trung gian có trụ sở riêng.
– Có tư cách pháp lí độc lập.
– Tự định đoạt thời gian làm việc.
– Tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình.
- Chúng ta phân biệt người trung gian trong hoạt động thương mại với các chi nhánh, văn phòng đại diện do thương nhân lập ra. Mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh của thương nhân và những người lao động làm thuê cho thương nhân.
Cũng như những người có chức năng đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như:
– Giám đốc doanh nghiệp.
– Thành viên hợp danh của công ti hợp danh.
- Các chủ thể nói trên chỉ được thực hiện các hoạt động trong phạm vi, quyền hạn theo quy định trong nội bộ của thương nhân đó. Không có tư cách pháp lí độc lập.
3. Quan hệ pháp lý giao dịch trung gian thương mại:
3.1. Tồn tại 2 mối quan hệ :
- Quan hệ giữa bên uỷ nhiệm và bên được uỷ nhiệm.
- Quan hệ giữa bên được uỷ nhiệm (hoặc bên uỷ nhiệm) và bên thứ ba.
Các quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. - Để thực hiện các hoạt động trung gian thương mại. Trước tiên bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ của người trung gian và bên cung ứng dịch vụ trung gian phải thiết lập được quan hệ với nhau.
Bên uỷ nhiệm và bên trung gian thoả thuận nội dung công việc mà bên trung gian thực hiện thay mặt bên uỷ nhiệm giao dịch với bên thứ ba. Cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với nhau.
Quan hệ giữa bên uỷ nhiệm và bên trung gian thường có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ và phát sinh trên cơ sở hợp đồng. Đó là:
– Các hợp đồng đại diện cho thương nhân.
– Hợp đồng môi giới.
– Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá.
– Hợp đồng đại lí.
3.2. Tính chất:
- Các hợp đồng này đều có tính chất là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính đền bù.
Hình thức của các hợp đồng này bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương với văn bản. Bao gồm:
– Điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu,… theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động trung gian thương mại không thể thực hiện nếu như chỉ tồn tại quan hệ giữa bên uỷ nhiệm và trung gian.
Để thực hiện hoạt động này, bên trung gian phải giao dịch với bên thứ ba để hoàn thành yêu cầu mà bên uỷ nhiệm giao cho.
- Khi giao dịch với bên thứ ba, tư cách và vai trò của người trung gian không luôn giống nhau:
– Có thể và nhân danh bên uỷ nhiệm để giao dịch với bên thứ ba trong hoạt động đại diện cho thương nhân.
– Chỉ thay mặt bên uỷ nhiệm nhưng lại nhân danh chính mình.
Để quan hệ với bên thứ ba trong hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá, hoạt động đại lí thương mại.
– Chỉ nhận sự uỷ nhiệm của bên thuê dịch vụ để tìm kiếm bên thứ ba.
3.3. Nhiệm vụ của bên trung gian:
GIAODICHTRUNGGIAN.PRO sẽ giúp bên thuê dịch vụ, bên thứ ba tiếp xúc với nhau :
- Bởi vậy, trong hoạt động trung gian thương mại bên thứ ba :
– Sẽ có quan hệ pháp lí với bên uỷ nhiệm.
– Trong hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá, họ trực tiếp quan hệ với bên trung gian. - Thông qua việc sử dụng dịch vụ trung gian thương mại. Các nhà kinh doanh có thể hình thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ, cung cấp các loại hình dịch vụ trên một phạm vi rộng. tạo điều kiện cho chiếm lĩnh, mở rộng thị trường.
Hoạt động trung gian thương mại phát triển sẽ làm thị trường hàng hóa, dịch vụ sôi động hơn. Khối lượng hàng hóa trên thị trường tăng lên và đẩy mạnh tăng trưởng của nền kinh tế lên mức cao hơn.
III. Các hoạt động giao dịch trung gian thương mại:
- Tồn tại 4 hoạt động theo quy định của pháp luật. Đó là:
1. Bên trung gian đại diện cho thương nhân:
- Đại diện cho thương nhân là:
– Việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại.
– Với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
2. Hoạt động giao dịch trung gian môi giới thương mại:
- Môi giới thương mại là hoạt động thương mại:
– Theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới). Cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ.
– Và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
3. Ủy thác mua bán hàng hóa giao dịch trung gian:
- Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại:
– Theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình. Theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
4. Đại lý thương mại là hoạt động thương mại:
- Theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận:
– Việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý.
– Hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
IV. GGADS.PRO – GIAODICHTRUNGGIAN.PRO
- GGADS.PRO và GIAODICHTRUNGGIAN.PRO Nhận làm dịch vụ giao dịch trung gian khi mua bán tài khoản Google ADS, tài khoản Facebook, tài khoản game …..
UY TÍN – ĐẢM BẢO AN TOÀN – HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG.- LIÊN HỆ : A.QUỐC : 09.1314.8822 – A.HÀ : 034.601.9889
- ZALO : 09.1314.8822 – 03.4601.9889