Tuesday, December 3, 2024

Meta Description là gì? Kỹ thuật viết thẻ mô tả hay (phần 1)

Meta Description là gì? Kỹ thuật viết thẻ mô tả hay

Thẻ Meta TitleMeta Descripton là 2 phần tuy nhỏ nhưng rất quan trọng cần tối ưu tốt. Đối với người làm SEO thì sẽ cần phải tìm hiểu thật kĩ về 2 yếu tố trên. Nếu như Meta Title là một “thỏi nam châm” thì Meta Descripton chính là “chìa khóa” để người dùng ra quyết định click xem trang của bạn.Thẻ Meta Descripton quyết định việc đưa bài viết của bạn đến với khách hàng mục tiêu.

Trong bài viết trước mình đã giúp các bạn tìm hiểu về Meta Title là gì? Thì trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về Meta Description là gì? Kỹ thuật viết thẻ mô tả hay. Để hiểu sâu hơn về khái niệm này, GGADS.PRO sẽ trình bày hết ở bài viết bên dưới nhé!

Meta Description là gì? Kỹ thuật viết thẻ mô tả hay
Meta Description là gì? Kỹ thuật viết thẻ mô tả hay

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Meta Title là gì? Tiêu chí để Meta Title chuẩn SEO

1. Meta Description là gì?

Để có đầu đủ kiến thức về thẻ mô tả thì trước tiên ta cần biết định nghĩa trước đã.

1.1 Định nghĩa

Trước tiên, ta phải biết về thẻ Meta là gì? thì mới hiểu rõ được về Meta description.

1.1.1 Thẻ Meta là gì ?

Thẻ Meta hay con gọi là thẻ Meta Tag chỉ xuất hiện trong mã nguồn của trang.  Nó chính là đoạn văn bản có chức năng mô tả nội dung của trang. Đối tượng mà mà thẻ này nhắm đến chính là công cụ tìm kiếm, giúp cho nó biết trang web của bạn nói về cái gì. Có 4 loại thẻ Meta trong SEO như sau:

  • “Meta Keywords”: Một loạt các từ khóa có liên quan đến trang đang đề cập.
  • “Meta title”: Đây là văn bản bạn sẽ thấy ở đầu trình duyệt của bài viết và các công cụ tìm kiếm xem văn bản này là tiêu đề của trang.
  • “Meta description”: Mô tả ngắn gọn, dễ hiểu về nội dung bài viết.
  • “Meta Robots”: Đây là chỉ dẫn cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm về những gì họ nên làm với trang.

1.1.2  Thẻ Meta Description là gì?

Meta Description là thẻ mô tả xuất hiện bên dưới thẻ Meta Title trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Nhiệm vụ là mô tả nội dung bài viết cho người đọc, có độ dài 155 -160 ký tự. Nó là đoạn mã trong kết quả trả về khi người dùng truy vẫn trên thanh công cụ tìm kiếm.

Meta Description là gì?
Meta Description là gì?

1.2 Code HTML

Dưới đây là ví dụ mà bạn có thể thấy về cách mà Meta Description hiển thị dưới dạng code Html:

<meta name=”description” content=”Dưới đây là ví dụ mà bạn có thể thấy về cách thẻ meta description”/>

1.3 Định dạng tối ưu

Độ dài thẻ Meta có thể dài bất kì nhưng Google thường chỉ lấy còn khoảng 155 – 160 kí tự. Tôi khuyên bạn lên sử dụng mô tả từ 50 – 160 kí tự. Lên giữ cho Meta Description đủ dài để chúng đủ mô tả.

Độ dài thẻ Meta Description
Độ dài thẻ Meta Description

1.4 Yếu tố xếp hạng của Google

Bộ máy đánh giá của Google không xét thứ hạng qua Meta Description. Tuy nhiên Meta Description lại ảnh hưởng gián tiếp đến việc xét thứ hạng của Google. Thẻ mô tả cực kỳ quan trọng trong việc thu hút người dùng nhấp vào trang website của bạn từ đó tăng Traffic và tăng thứ hạng trên  SERPs.

Bạn có thể tham khảo thêm về bài viết: SERP Analysis là gì? Các bước triển khai và công cụ hỗ trợ

2. Tầm quan trọng của thẻ Meta Description

Thẻ Meta Description ảnh hưởng rất lớn đế tỷ lệ nhấp ( CTR) của website của bạn. Khi mà có nhiều người nhấp vào trang của bạn, Google càng đánh giá cao đưa trang bạn lên top xếp hạng nhanh hơn. Tóm gọn, thẻ Meta Description tốt sẽ mang đến cho bạn 3 lợi ích sau:

  • Dễ dàng giúp công cụ tìm kiếm hiểu bạn hơn để xếp hạng tốt hơn.
  • Giúp người dùng có trải nghiệm tốt trong việc nắm bắt nội dung mà mình sắp truy cập.
  • Tăng tỷ lệ nhấp chột ( CTR) trên các nền tảng mạng xã hội khác cũng như Google.

3. Kỹ thuật viết thẻ mô tả hay

Để tạo lên một thẻ mô tả chất lượng có khả năng tăng CTR vượt bậc, đội ngũ kỹ thuật của GGADS.PRO với nhiều năm kinh nghiệm đã dành rất nhiều thời gian để phân tích hàng trăm thẻ mô tả của các đơn vị uy tin. Sau qua trình nguyên cứu, dưới đây sẽ là kỹ thuật mà chúng tôi đúc kết ra được.

3.1 Độ dài kí tự

Mặc dù thẻ Meta Description có thể có độ dài bất kỳ. Tuy nhiên Google thường cắt đoạn và chỉ lấy 120 – 156 ký tự. Bên cạnh đó để phù hợp với giao diện điện thoại thì viết tầm 120 ký tự là ổn nhất. Ngoài ra bạn cũng lên trừ hao những kí tự đi vì còn hiển thị thêm ngày publish bài viết, hay review,…

Xuất hiện ngày Publish bài viết ngay thẻ Meta Description.
Xuất hiện ngày Publish bài viết ngay thẻ Meta Description.

3.2 Nội dung mô tả thể hiện hết chủ đề bài viết

Thẻ mô tả nhiệm vụ chính là mô tả nội dung bài viết. Lên hãy viết thật ngắn gọn và xúc tích trong lượng kí tựu vừa đủ để hiển thị hết. Để người tìm kiếm có thể hiểu hết nội dung bạn muốn nói. Từ đó click vào trang website của bạn.

3.3  Chứa từ khóa chính

Từ khóa chính phải luôn xuất hiện trong thẻ Meta Description. Việc xuất hiện từ khóa sẽ giúp người dùng dễ nhận biết liên kết của bạn có trả lời được ý định tìm kiếm của họ hay không. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa, kết quả được trả về sẽ được bôi đậm, từ đó người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.

Từ khóa tìm kiếm nổi bật trong Meta Description
Từ khóa tìm kiếm nổi bật trong Meta Description

3.4 Lời kêu gọi hành động

Việc sử dụng những cụm từ  như: Tìm hiểu thêm, Khám phá ngay, Đăng ký dùng thử miễn phí… sẽ giúp tăng tỉ lệ click vào website hơn.

3.5 Không trùng lặp

Lời khuyên cuối cùng của tôi là các thẻ mô tả của bạn cần có sự khác biệt. Nếu bạn copy thẻ mô tả của trang khác thì dẫn dễ khiến người dùng hoang mang. Nếu như bạn không nghĩ ra hay không có thời gian thì tốt nhất nên để trống. Google sẽ phân tích bài viết của bạn và chọn ra nội dung phù hợp.

4. Cách thêm Meta Description chuẩn SEO trong WordPress

Bạn cần nhập thẻ Meta Description vào hệ thống quản lý nội dung (CMS) cho toàn bộ các trang trên website của bạn vì thẻ này thường không xuất hiện trực tiếp trên trang web. Website hiện nay rất đa dạng, lên tôi chỉ có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm như sau:

4.1 Thêm ở Tab SEO

Hãy chú ý bên dưới thanh tab SEO sẽ có mục trống cho bạn điền thông tin Meta Description vào:

meta description la gi 4 1

 

4.2 Thêm với Plugin Yoast SEO

Để thêm được bằng cách này trước tiên bạn cần cài đặt và thiết lập Yoast SEO. Sau khi đã cài đặt Yoast SEO, bạn hãy thực hiện các bước dưới đây:

B1: Tạo 1 bài viết với hoặc chọn bài viết có sẵn

Annotation 2022 10 04 160005

B2: Điều chỉnh Yoast SEO

Annotation 2022 10 04 160049

B3: Viết dòng mô tả chất lượng

Annotation 2022 10 04 155906

B4: Lưu nháp lại và sau đó là xuất bản

luu nhap hoac xuat ban bai viet

5. Tổng kết

Tôi hy vọng bạn đã có được những thông tin liên quan tới Meta Description là gì? Meta Description là gì? Kỹ thuật viết thẻ mô tả hay. Mong rằng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn trên chặng đường SEO thành công. Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi!

Nếu các bạn gặp vấn đề hay khúc mắc gì thì đừng ngại liên hệ với công ty AnNhien nhé!

5/5 - (2 votes)
46,788FansLike

Bài Viết Mới