Friday, April 26, 2024

Landing Page ( phần 1)

Landing Page

Trong khi đó, người dùng sẽ tìm được ngay đến mục tiêu họ cần khi truy cập Landing Page

“Trong các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, Landing Page là một trang web đơn có nội dung tập trung nhằm dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện một mục tiêu chuyển đổi cụ thể.”

I. Landing Page là gì?

https://ggads.pro/

  • Là một trang web đơn có nội dung tập trung nhằm dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện một mục tiêu chuyển đổi cụ thể.
  • Landing Page (hay còn gọi là trang đích) là trang được thiết kế riêng biệt để làm nổi bật một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Nó là “điểm đến” của khách hàng tiềm năng khi họ click vào một mẫu quảng cáo, hoặc một đường link kết quả trong công cụ tìm kiếm.
  • Dẫn dắt khách hàng thực hiện các hành động chuyển đổi như điền thông tin đăng kí tư vấn, trải nghiệm dịch vụ hoặc mua hàng là mục tiêu cuối cùng của những chuyên trang này.
  • Giúp doanh nghiệp phân lập thông điệp và tăng tỉ lệ chuyển đổi. Bạn đau đầu vì thực hiện quảng cáo Google ngốn một đống tiền nhưng tỉ lệ chuyển đổi vẫn thấp, tỉ lệ thoát trang vẫn cao thì Landing Page chính là những gì bạn cần.
  • Nghiên cứu cho thấy, sử dụng Landing Page đúng cách có thể tăng đến 120% tỉ lệ chuyển đổi.

II. Sự khác nhau giữa trang chủ website (home page) và landing page (trang đích):

https://ggads.pro/

  • Bạn nghĩ Landing Page cũng giống như trang chủ website (homepage)? Không đâu nhé!
  • Trang chủ website (homepage)  thể hiện mục đích chung là truyền tải thông điệp thương hiệu và giá trị doanh nghiệp. Nó thường chứa khá nhiều liên kết và điều hướng người dùng tới những trang khác trong website.
  • Nhưng trang đích thì chỉ có duy nhất một đường dẫn ở nút kêu gọi hành động. Một Landing Page đầy đủ bao gồm 7 phần:

1. Tiêu đề (Headline): thể hiện giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ

2. Biểu mẫu (Form)

3. Thông điệp lợi ích (Benefit Statement)

4. Kêu gọi hành động (Call To Action): chữ trên nút ấn đại diện cho mục tiêu chuyển đổi của trang.

5. Ảnh minh họa (Hero Shot)

6. Tín hiệu tin cậy (Trust Indicators)

7. Trang sau chuyển đổi (Post Conversion Page)

III. Những loại landing page phổ biến:

https://ggads.pro/

1.Landing Page đăng ký (Lead Page):

  • Có nhiệm vụ thu thập thông tin khách hàng. Bằng cách kêu gọi khách hàng đăng ký tham dự sự kiện, tư vấn, nhận voucher hoặc coupon giảm giá, dùng thử miễn phí…

2.Landing Page bán hàng (Sales Page):

  • Loại này dùng để thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Thông qua các nội dung xoay quanh sản phẩm, lợi ích, bảng giá và chính sách bán hàng.

3. Landing Page trung gian chuyển đổi (Click-through Page):

  • Được ưa chuộng trong ngành thương mại điện tử. Có khả năng kích thích nhu cầu khách truy cập, hướng họ đến trang thanh toán giỏ hàng hoặc đăng kí sản phẩm. Đối với Landing Page trung gian chuyển đổi thì không cần phải thiết kế biểu mẫu.

⇒ Bạn sẽ lựa chọn Page phù hợp dựa trên loại hình sản phẩm, dịch vụ và mục đích marketing.

IV. Công cụ thiết kế:

  • Dưới đây là một số website tạo Landing Page miễn phí mà các chuyên gia digital marketing hàng đầu Việt Nam khuyên dùng:

1. Google Site (sites.google.com):

  • Nơi mà bạn tạo nên các trang đích có giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp chỉ với những tính năng đơn giản. Lưu ý là công cụ này chỉ hỗ trợ tốt nhất trên hai trình duyệt Chrome và Firefox

2. Ladipage:

  • Trang này mới ra mắt 10/2016 nhưng lọt top được yêu thích bởi cách làm vô cùng dễ dàng.
  • Vài thao tác kéo thả đơn giản là bạn đã hoàn thành một trang đích chuyên nghiệp và độc đáo mà không cần am hiểu về kỹ thuật.
  • Không chỉ vậy, còn có danh sách khổng lồ các mẫu trang đích ở nhiều lĩnh vực khác nhau, dành cho những bạn không có thời gian thiết kế thỏa sức lựa chọn.

3. Weebly (Weebly.com):

  • Một nền tảng hàng đầu thế giới hỗ trợ sản xuất ra những Landing Page bắt mắt, thu hút cũng với những thao tác kéo thả. Tuy nhiên, nó có điểm hạn chế là tên miền của bản free bắt buộc phải có từ weebly đứng trước. Thế nên, người dùng phải mua dịch vụ mới có được tên miền như mong muốn.

4. WordPress (WordPress.org):

Trở nên quen thuộc nhờ có giao diện thân thiện và một cộng đồng chuyên hỗ trợ cho mọi người dùng. Nhưng bạn cần phải có những kiến thức nhất định về code để có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng công cụ này.

V. Các bước tạo landing page:

  • Bước 1: Dựa vào mục tiêu xác định loại Landing Page

Tạo nguồn dữ liệu sử dụng cho các hoạt động marketing như telesale, email marketing, SMS marketing,… -> Landing Page đăng ký

Thuyết phục người dùng ra quyết định mua hàng -> Landing Page bán hàng.

Thu hút người dùng chuyển hướng tới trang chính (tăng lượt truy cập website, góp phần thực hiện dịch vụ SEO thành công) -> Landing Page trung gian chuyển đổi

  • Bước 2: Lên ý tưởng dựa theo 7 nội dung tiêu chuẩn đã đề cập trước đó
  • Bước 3: Chọn công cụ tạo landing page và giao diện phù hợp với sản phẩm, dịch vụ.
  • Bước 5: Kiểm tra lại và thử nghiệm để đảm bảo nội dung chuyển đổi tốt
  • Bước 6: Thiết lập tự động hóa: là phần tiết kiệm công sức của bạn nhất. Bạn có thể tạo một email mẫu như là email cám ơn khi khách hàng đã đăng ký thành công. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra được tỉ lệ mở hay click vào email tự động đó.

 

Để có thể tránh gặp phải lừa đảo, phải mất tiền. Khách hàng nên giao dịch qua dịch vụ trung gian nếu muốn giao dịch vói người không quen biết qua mạng internet.

 

 

5/5 - (1 vote)
46,788FansLike

Bài Viết Mới