Tối Ưu Onpage Cho Bài Viết Chuẩn SEO
Có rất nhiều yếu tố bạn cần phải quan tâm đến khi tối ưu onpage cho bài viết chuẩn SEO. Bao gồm:
Title, URL, Các thẻ H, Khả năng dễ đọc, Hình ảnh, Video có trong bài viết; Khung tóm tắt nội dung bài viết;… Mỗi yếu tố này sẽ có một phương pháp tối ưu riêng. Mọi chi tiết ggads.pro sẽ tổng hợp cho khách hàng ở bài viết sau đây:
1. Tối Ưu Title (tiêu đề bài viết):
- Title là tiêu đề bài viết, thành phần đặc biệt quan trọng. Mình đã có một bài viết riêng giải thích về tiêu đề và những yêu cầu cần có cho phần tiêu đề này. Bạn có thể theo dõi tại: “Thẻ Heading – Vai Trò Và Cấu Trúc Trong Seo”
- Khi tối ưu Title bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Tiêu đề phải chứa từ khóa dài (từ khóa dài từ 2 từ trở lên)
- Tiêu đề chứa càng nhiều từ khóa càng tốt. Nghĩa là bạn nên gộp từ 3 đến 5 từ khóa có lượt search cao nhất để tạo thành một câu dài hoàn chỉnh, đọc xuôi nhất có thể. Chẳng hạn: “Kích thước tủ tiêu chuẩn là bao nhiêu” được gộp từ các từ: kích thước tủ, kích thước tủ tiêu chuẩn, kích thước tủ là bao nhiêu.
- Tiêu đề cần dùng từ khóa có lượt tìm kiếm nhiều nhất.
- Tiêu đề phải có các yếu tố thu hút, hấp dẫn người đọc.
2. Tối ưu URL:
- Thường khi xuất bản bài viết các bạn hay để URL là tên của bài viết luôn. URL chính là phần đường dẫn tĩnh nằm ở bên dưới tiêu đề.
- Nhưng, việc để URL là tên của bài viết khiến cho URL trở nên dài dòng. Nếu sau này mà muốn tối ưu lại nội dung bài hoặc thay đổi tiêu để bài thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi tối ưu URL,bạn cần chú ý:
- URL nên để ngắn gọn
- URL nên chứa từ khóa chính
- Trường hợp đã đăng bài mà muốn thay đổi URL, cần phải xem xét xem bài viết đã lên top tìm kiếm hay chưa.
- Nếu chưa lên top thì có thể thay.
- Nếu đã nằm trong top rồi thì không nên đổi. Vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả SEO.
3. Tối ưu các thẻ Heading:
- Trong một bài viết chuẩn SEO. Có duy nhất 1 thẻ H1 (tiêu đề bài viết). Còn các thẻ H2, H3, H4 thì có thể có nhiều hoặc ít tùy thuộc vào nội dung bài.
- Để bài viết không bị chia nhỏ quá. Bạn chỉ nên dùng đến thẻ H3, còn thẻ H4 thì nên hạn chế.
- Từ khóa chính nên được phân bổ ở cả H1 và H2, còn H3, H4 thì có thể có hoặc không. Với thẻ H3, H4 thì thay vì dùng từ khoá chính, bạn cũng có thể dùng các từ khóa phụ để tránh lặp từ và tăng hiệu quả SEO.
- Ngoài ra, các thẻ H ngoại trừ tiêu đề, thì cần để ngắn gọn nhất có thể.
- Tốt nhất là bao quát nội dung chính của từng đoạn. Tạo thành một bài viết hay và thống nhất.
4. Tối ưu khả năng dễ đọc:
- Một câu trong một bài viết chuẩn SEO không nên dài quá 25 từ. Đó là quy tắc chứ không phải ai nghĩ ra hay là kinh nghiệm gì cả.
- Cụ thể nếu bạn sử dụng tool Yoast SEO khi viết bài, sửa bài và xuất bản. Nó sẽ hiện lên khả năng dễ đọc. Dễ đọc nhất thì biểu tượng hiện màu xanh lá. Câu dài không ngắt quãng, khó đọc thì biểu tưởng chuyển màu cam thì khả năng khó đọc vừa, và hiện màu đỏ khi hoàn toàn khó đọc.
- Dù phải ngắt câu, nhưng bạn phải đảm bảo để nó có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ hay đọc câu có xuôi hay không. Tránh trường hợp ngắt câu khiến câu văn bị cụt, không thu hút được người đọc.
5. Tối ưu hình ảnh, video, audio:
5.1. Tối ưu hình ảnh:
- Dùng từ khóa đặt tên hình ảnh.
- Sử dụng những định dạng hình được Google index (JPEG, GIF, PNG, BMP, và SVG.)
- Sử dụng thẻ alt.
- Tối ưu kích thước ảnh chuẩn seo website và mạng xã hội.
- Bổ sung lời chú thích bên dưới hình ảnh.
5.2. Với phần video, audio:
- Bạn cần sử dụng phần mềm quay và chỉnh sửa chuyên nghiệp. Để chất lượng hình ảnh, âm thanh đạt mức tốt nhất.
- Lưu ý: Với cả hình ảnh, video và audio, bạn cần chèn thêm logo website hoặc thương hiệu vào. Nhằm hạn chế tối đa việc đối thủ sao chép hình ảnh của mình, khẳng định bản quyền của chính bạn.
6. Tối ưu Table of Content (khung tóm tắt nội dung bài viết):
- Hiểu một cách đơn giản là Mục Lục bài viết.
- Giúp người đọc dễ dàng theo dõi bài viết, đặc biệt những bài viết có nội dung dài. Nó còn giúp ích rất nhiều trong SEO bằng cách tạo ra các sitelink trong kết quả hiển thị.
- Hầu như tất cả các bài viết được đăng tải trên website hiện nay đều dùng mục lục này. Dù là trên blog hay website thông thường.
- Quá trình cài đặt plugin này cho website cũng tương đối đơn giản. Hiệu quả của nó thì cực kỳ lớn cho việc tối ưu nội dung.
7. Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội:
- Nhiều bạn không nghĩ rằng để tối ưu onpage thì việc chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội là một cách. Nếu bạn không chia sẻ, sẽ rất ít người biết đến bài viết của bạn. Hiệu quả SEO cũng sẽ không được cao.
8. Submit bài viết bằng Webmaster tool:
- Webmaster tool là công cụ được phát triển bởi google. Nó sinh ra để các nhà quản trị website sử dụng. Rất nhiều tính năng khác nhau:
- Cho phép bạn xem lượt hiển thị, lượt nhấp, vị trí, thứ hạng của từ khóa. Và đặc biệt cho phép bạn submit bài viết. Submit bài viết được hiểu đơn giản là đưa bài viết của bạn lên google. Không thực hiện thao tác này, bài viết của bạn không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của google.
- Có bài viết mới là mình thường submit từng link một và gửi yêu cầu index. Thời gian mà google index khá nhanh, chỉ 1 2 ngày.
- Giờ đây việc submit từng link một không còn được áp dụng nhiều nữa. Google đã làm mờ nút yêu cầu index trên giao diện webmaster tool. Từ khi lập trang web này, mình đã gửi sitemap lên webmaster tool, khi có bài viết mới, nó sẽ tự động index cho bạn. Thời gian để google index hiện nay khá là lâu. Đặc biệt với những bài có nội dung sao chép thì có thể không được index, nên bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến điều này.
9. Chèn Internal link:
- Internal link là liên kết nội bộ bên trong website. Phần này mình trình bày khá rõ trong bài viết: “SEO Backlink“ nên mình sẽ không nhắc lại nữa. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thông tin, bạn có thể vào đọc.
- Internal link giúp tạo ra một dòng chảy sức mạnh bên trong các bài viết có trên website của bạn. Nó sẽ là một nhân tố quan trọng để tăng lượng traffic tự nhiên hiệu quả.
Hy vọng với hướng dẫn tối ưu onpage cho bài viết chuẩn SEO ở trên đây. Bạn đã có thể tự biết cách tối ưu bài viết cho mình. Theo dõi ggads.pro thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất nhé