Wednesday, November 6, 2024

WordPress Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng ( phần 1)

WordPress Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Wordpress Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
                    

WordPress chỉ là một phần mềm nguồn mở được viết bằng PHP & MySQL. Giúp bạn tạo được website như blog, trang tin tức, trang bán hàng, trang đặt phòng khách sạn,….nhanh hơn.

Nhưng đó không có nghĩa là nó sẽ giúp bạn tạo được một website bất kỳ chỉ với các thao tác đơn giản.

Đầu tiên bạn nên hiểu và làm quen với nó. Ngay cả với một số giao diện hoặc plugin có sẵn nhưng việc sử dụng nó cũng khá phức tạp và cần thời gian tìm hiểu để quen cách sử dụng.

WORDPRESS LÀ GÌ? TẠI SAO NÊN DÙNG WORDPRESS

1. WordPress là gì?

Wordpress là gì?

  • WordPress là một hệ thống xuất bản blog viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL database (cơ sở dữ liệu MySQL). WordPress là hậu duệ chính thức của b2/cafelog, được phát triển bởi Michel Valdrighi. Cái tên WordPress được đề xuất bởi Christine Selleck, một người bạn của nhà phát triển chính Matt Mullenweg.
  • Nói một cách đơn giản đó là một công cụ giúp bạn làm một trang web, blog hoặc tin tức cho riêng bạn. Và đây là một trong những CMS tốt nhất bạn có thể chọn sử dụng để tạo trang web cho riêng mình.

2. Mục đích của WordPress:

Mục đích của WordPress
                                                    Mục đích
  • WordPress được biết đến như một CMS miễn phí nhưng tốt, dễ sử dụng và phổ biến nhất trên thế giới. Các so sánh đều cho thấy người dùng sử dụng CMS này cho việc lập các trang web cá nhân đến các trang báo điện tử đồ sộ nhất như CNN, Dow Jones, Wall Street Journal… sử dụng
  • Được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông. Không cần có quá nhiều kiến thức về lập trình hay website nâng cao. Vì các thao tác trong WordPress rất đơn giản. Giao diện quản trị trực quan, giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn.
  • Nhưng đủ mạnh và linh hoạt để phục vụ cho những ai đã am hiểu công nghệ.  Hoặc chạy trang web cho việc kinh doanh.
  • Nếu bạn đang muốn bắt đầu tạo lập một trang Web, hay Blog. WordPress chính là sự lựa chọn thích hợp.

3. Ưu điểm của WordPress:

Ưu điểm và nhược điểm
                                  Uuw điểm và nhược điểm
  • Chi phí phù hợp hoàn hảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Thích hợp cho những người mới tạo và quản lý trang web.
  • Máy chủ chia sẻ không giới hạn ở WordPress.
  • Plugin vô hạn.
  • Dễ dàng lắp đặt và tùy biến với cPanel.

4. Nhược điểm của WordPress:

  • Máy chủ chia sẻ có nghĩa là chia sẻ tài nguyên với các trang web khác trên máy chủ đó.  Và tài nguyên được chia sẻ càng lớn thì tốc độ chạy càng chậm.
  • Bạn có thể có ít hỗ trợ kỹ thuật chuyên biệt hơn. Tuy nhiên, như đã nói ý ở trên, nếu bạn tìm kiếm đúng nhà cung câp. Điều này không phải là một vấn đề.

Lịch sử của WordPress:

 

1. b2/cafelog Là tiền thân của WordPress.

  • b2/cafelog theo ước lượng đã được sử dụng ở khoảng 2000 blog trong tháng 5 năm 2003. Nó cũng được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP để dùng với MySQL bởi Michel Valdrighi, người đã trở thành nhà phát triển chính của WordPress hiện nay.
  • Mặc dù WordPress là hậu duệ chính thức nhưng một dự án khác, b2evolution, cũng đang được song song phát triển.
  • Vào năm 2004. Thời hạn cấp phép của gói sản phẩm cạnh tranh Movable Type bị thay đổi bởi Six Apart. Rất nhiều người dùng của nó chuyển sang sử dụng WordPress. Tạo nên một bước ngoặt lớn trong sự phát triển và phổ biến.
  • Năm 2007. WordPress giành giải thưởng Packt Open Source CMS.
  • Năm 2009. WordPress dẫn đầu về mã nguồn CMS tốt nhất.
  • Vào ngày 06 tháng 12 năm 2018. Ra mắt phiên bản 5.0 với cải tiến lớn. Giới thiệu Trình soạn thảo block mang tên Gutenberg giúp tùy chỉnh bố cục bài viết phong phú và phức tạp hơn.
  • Có nhiều cuộc tranh cãi về sự ra mắt của Gutenberg. Bao gồm cả phong trào tách riêng đến từ nhiều lập trình viên không muốn sử dụng tính năng này.

Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng
                                               Đối tượng sử dụng

1. Có hai đối tượng chính sử dụng:

  • Những người hiểu biết cơ bản về sử dụng, bao gồm cài đặt WordPress, sử dụng giao diện và plugin có sẵn để tùy biến phục vụ mục đích của mình, xuất bản web. Thường là những người làm blog, marketing,…
  • Những người có kiến thức về lập trình, có khả năng can thiệp và bổ sung/mở rộng tính năng của WordPress. Sử dụng tốt và thuần thục hơn các khả năng mở rộng của WordPress. Họ có thể là các công ty thiết kế website WordPress hoặc các lập trình viên.

Cấu trúc của một trang WordPress:

 Bộ quản trị gồm các phần sau:

1. Dashboard:

  • Tổng quan: Bao gồm thông tin tóm tắt về website wordpress, viết blog nhanh, một số bình luận mới nhất, bài từ wordpress.org blog, plugin mới và phổ biến nhất, và link đến website của bạn.
    • Updates: Hiển thị tất cả các theme và plugin có bản mới vào phép nâng cấp trực tiếp.

2. Posts:

  • Quản lý bài viết, tag và danh mục (category).
    • All posts: Quản lý tất cả các bài viết.
    • Add new: Đăng bài viết mới.
    • Categories: Quản lý tất cả các danh mục.
    • Tags:Quản lý tất cả các Post Tag.

5. Appearance:

  • Quản lý giao diện.
    • Themes: Thêm mới và quản lý giao diện
    • Customize: Tùy chỉnh giao diện
    • Widgets: Thêm tiện ích.
    • Menu: Quản lý menu

6. Plugins:

  • Quản lý các thành phần mở rộng.
    • Installed Plugins: Những thành phần mở rộng đã cài đặt.
    • Add new: cài đặt mới

7. Tools:

8. Settings:

  • Thiết lập các tùy chọn.
    • Genetal: Cài đặt chung
    • Writing Settings: Cài đặt bài viết
    • Reading Settings: Cài đặt đọc
    • Discussion Settings: Cài đặt bình luận
    • Media Settings: Cài đặt media như ảnh video
    • Permalink Settings: Cài đặt đường dẫn tĩnh
Rate this post
46,788FansLike

Bài Viết Mới