Tuesday, December 3, 2024

Remarketing Và Retargeting ( phần 1)

Remarketing Và Retargeting

Remarketing Và Retargeting
                                   Remarketing Và Retargeting

Remarketing và Retargeting đều có chung một mục tiêu đó là tiếp cận lại khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ truy cập lại website/Landing page nhằm mục đích làm tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng. Tuy nhiên hình thức thực hiện của remarketing và retargeting lại khác nhau.

Có thể hiểu Remarketing và  Retargeting thì Remarketing là thuật ngữ rộng hơn. Remarketing có thể triển khai dưới nhiều hình thức nhưng đa phần sử dụng trong Email marketing. Còn Retargeting thường sử dụng quảng cáo trả tiền để đeo bám khách hàng.  

I. Remarketing và Retargeting:

1. khái niệm Remarketing:

Remarketing
                       Remarketing là gì?
  • Remarketing (Tiếp thị lại):  Được sử dụng trong các chiến dịch Email marketing nhằm gợi ý. Nhắc nhở khách hàng về thao tác đột ngột hủy bỏ hoặc quên chưa thanh toán sản phẩm trong giỏ hàng mà họ đã tiến hành trước đó (Remind).
  • Remarketing cũng được dùng để thực hiện các chiến lược gia tăng bán hàng (up-sell). Hoặc bán chéo sản phẩm (cross-sell) nhằm thúc đẩy tăng doanh thu bán hàng từ nhiều sản phẩm khác nhau.
  • Remarketing còn được dùng để tiếp thị, chăm sóc khách hàng ở từng thời điểm, giai đoạn khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Được cá nhân hóa để phù hợp với hành vi từng khách hàng khi họ truy cập trên website/ Landing page.
1.1. Lợi ích khi sử dụng Remarketing:

Lợi ích remarketing

Đối với Facebook:
  • Theo khảo sát, chỉ có 1% lượng khách hàng mua hàng ở lần đầu tiên bắt gặp sản phẩm trên Facebook. Phần lớn khách hàng phát sinh nhu cầu mua hàng ở lần 2, lần 3, thậm chí lần 4 bắt gặp sản phẩm.
  • Vậy nên, nhiệm vụ của người làm marketing là phải thường xuyên xuất hiện trong tâm trí của khách hàng. Thì lúc đó họ mới nhớ đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Đối với Google:
  • Duy trì sự hiện diện thương hiệu trước mắt khách hàng tiềm năng
  • Cung cấp thông tin cập nhật mới nhất, nhanh nhất cho khách hàng.
  • Đúng người, đúng thông điệp giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số.
1.2. Remarketing hoạt động như thế nào đối với Facebook?

Hoạt động

BƯỚC 1: TRUY CẬP VÀO TRANG QUẢN LÝ ADS FACEBOOK (ADS MANAGER):
  • Bạn có thể truy cập Ads Manager bằng nhiều cách khác nhau.
  • Nhấn vào “Ads Manager” ở phần bên tay trái màn hình. Hoặc phía bên tay phải phía trên sau khi nhấn vào biểu tượng tam giác ngược. Bạn cũng có thể tìm thấy Ads Manager trong trang kinh doanh (business page) sau khi nhấn “Promote”.
  • Tiếp theo. Bạn cần phải thêm Facebook Pixel vào trang của mình. Nếu đây là lần đầu bạn tạo mới một pixel, Facebook sẽ hướng dẫn tận tình cho bạn cách thiết lập.
BƯỚC 2: THIẾT LẬP NGƯỜI XEM (CUSTOM AUDIENCE):
  • Sau khi hoàn thành thiết lập Facebook Pixel. Bắt đầu chọn lựa audience của mình thôi.
  • Trên góc trên cùng bên trái của Ads Manager. Nhấn vào biểu tượng bên cạnh, bạn sẽ tìm thấy Audiences. Nhấn vào “Audiences”.
  • Bạn sẽ muốn tạo custom audience dựa vào trang web truy cập. Sẽ có rất nhiều lựa chọn để tạo mới custom audience. Dựa vào kiểu trang web cụ thể mà bạn muốn nhắm tới. Đây có thể là bất kì trang nào trên web của bạn (trang sản phẩm, form điền thông tin, landing page,…).
  • Trong quá trình tạo mới. Cần chú ý là xác định mục tiêu của bạn trong chiến dịch remarketing này và hành động cuối cùng bạn muốn khách hàng phải thực hiện.
  • Khi bạn đã đặt địa chỉ trang web thành công. Facebook sẽ lưu lại audience và bắt đầu lưu lại những người đã truy cập trang (khớp với custom audience được thiết lập).
  • Điều này sẽ tiêu tốn từ 12-24h giờ phụ thuộc vào lượng truy cập trang web.
BƯỚC 3: TẠO LẬP CHIẾN DỊCH (CAMPAIGN):
  • Thiết lập audience đã hoàn tất, tiếp theo là tạo chiến dịch.
  • Trong phần chiến dịch, nhấn vào “tạo chiến dịch” (“create campaign”). Với mục tiêu remarketing, hãy chọn phần “đưa người dùng tới website của bạn” (“send people to your website”).
  • Sau khi chọn xong, bạn sẽ được chuyển tới trang tạo Ad (Ad Set). Tiếp tục chọn những thông tin bạn muốn tối ưu như audience, vị trí, và ngân sách bạn muốn phân bổ trong chiến dịch.
  • Từ đây, bạn vẫn có thể lựa chọn audience mà mình đã thiết lập từ bước 2.
  • Để chi tiết hơn/ Hãy lựa chọn một vài yếu tố đi kèm như: Vị trí địa lý, Tuổi tác, Giới tính, Ngôn ngữ, Sở thích.
  • Xem xét khách hàng mục tiêu hoặc người đã mua hàng bạn đã có được từ trước là ai để bắt đầu thu gọn danh sách. Audiences của bạn nên là đối tượng dễ dàng nhắm tới dựa trên chân dung khách hàng. Đừng để bỏ sót bất kì cơ hội nào từ khách hàng tiềm năng nhé.
BƯỚC 4: TẠO QUẢNG CÁO (ADS):
  • Bạn cũng sẽ có quyền chỉnh sửa các lựa chọn mà bạn đã thiết lập từ trước.
  • Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của ads chính là hình ảnh, đi cùng với câu chữ. Hãy giữ hình ảnh đơn giản, câu chữ tự nhiên, và chắc chắn quảng cáo của bạn sẽ hiện diện trên newsfeed.
  • Để chắc chắn. Hãy sử dụng vài kiểu ads với hình ảnh, tiêu đề và phần miêu tả khác nhau xem ads nào tác động tốt nhất với audience của bạn.
  • Bạn nên thử chạy chiến dịch đầu tiên với budget “tiết kiệm” phụ thuộc vào công ty của mình.
  • Chiến dịch đầu tiên có lẽ không phải là xuất sắc nhất. Nhưng đó là bài học để tiếp tục cải thiện chiến dịch quảng cáo cho những tuần sau. Bạn sẽ dần thấy được lead đang chảy vào phễu marketing của mình.
1.3. Remarketing hoạt động đối với Google:
  • Bạn cần nhúng đoạn mã Remarketing vào trang web của mình (website A).
  • Khi khách truy cập vào trang web, thông tin (cookie) sẽ được lưu trên trình duyệt
  • Khách ra khỏi trang web, lang thang trên mạng, vào website B – cho phép hiển thị quảng cáo Google (Display Network – một hình thức tiếp thị liên kết). 
  • Google dựa vào thông tin trên trình duyệt để hiển thị quảng cáo của website A trên website B.
Các bước hoạt động:
  • Vào Adwords. Lấy code Remarketing và thêm vào tất cả các trang trên website của bạn. Khi ai đó vào trang web sẽ bị theo dõi. Google bắt đầu lấy thông tin của người truy cập. Khi số người trong danh sách đạt đủ yêu cầu thì quảng cáo mới hiển thị cho những người có trong danh sách:
    Display Network: Yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 100 cookies (~100 người).
    Google Search: Yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 1000 cookies (~1000 người)
  • Tạo các danh sách tiếp thị lại (Remarketing List):  Là danh sách khách hàng bị theo dõi. Dựa trên: URL của trang web, Thời gian (tính từ lần gần cuối họ vào).
  • Tạo chiến dịch tiếp thị lại sử dụng danh sách: Quảng cáo sẽ chỉ hiển thị cho những ai đã vào trang web của bạn. Không được hiển thị cho những người không có trong danh sách.
  • Nếu 1 người có mặt trong nhiều danh sách thì quảng cáo nào có AdRank lớn hơn sẽ được hiển thị.
Ngoài ra:
  • Bạn có thể tạo danh sách tiếp thị lại cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Hoặc có thể đuổi theo những ai đã vào xem giỏ hàng (cart.html) nhưng không vào trang xác nhận đơn hàng (buy.html).
  • Bạn cũng có thể tùy chọn thời gian hoạt động của quảng cáo.
  • Nếu muốn tiếp cận khách đã thực hiện mua hàng bất cứ lúc nào từ 30-90 ngày trước. Bạn hãy tạo danh sách 1 với thời hạn 30 ngày. Sau đó tạo danh sách 2 với thời hạn 90 ngày. Sử dụng danh sách kết hợp tùy chỉnh để tiếp cận tất cả khách hàng trong danh sách 90 ngày, nhưng không phải danh sách 30 ngày.
1.4. Remarketing nhắm tới ai?
  • Khách vào website nhưng không có hành động chuyển đổi: đặt hàng, đăng ký, thanh toán,..
  • Khách đã truy cập nhiều, vô số lần.
  • Khách vào website không phải bằng Google Adwords
  • Khách đã hoàn thành mục tiêu cụ thể: đặt hàng, mua hàng,..

2. Khái niệm Retargeting:

Retargeting

  • Retargeting có thể được dịch là Nhắm chọn lại hay có cách gọi khác là chiến lược đeo bám quảng cáo.
  • Retargeting là một công nghệ quảng cáo trực tuyến. Chỉ tập trung vào những khách hàng, những người mà đã truy cập vào website của bạn.
  • Retargeting là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên nhất để mô tả việc đặt quảng cáo trực tuyến. Hiển thị quảng cáo dựa trên hoạt động của một người dùng trên site của bạn. 
2.1. Ý nghĩa của thuật ngữ Retargeting:
  • Một người dùng ghé thăm trang, dữ liệu của họ sẽ được lưu lại trên cookie. Bạn có thể nhắm các quảng cáo tới họ trên các site khác mà họ truy cập.
  • Điều khiến Retargeting hấp dẫn đó chính là nó có thể thực hiện thông qua mạng lưới của các bên thứ ba như:  AdBrite và Google.
  • Cho bạn cơ hội nhắm tới người dùng cho dù họ ở bất cứ nơi đâu trên Internet.
2.2. Mục đích:
  • Mục đích của việc này nhằm làm tăng sự nhận biết (awareness).
  • Tăng quan tâm đến thương hiệu/sản phẩm, khuyến khích họ quay lại web/landing page (tăng CTR).
  • Từ đó làm tăng tỉ lệ chuyển đổi (CR – Conversion Rate).
2.3. Những hình thức Retargeting:
  • Có 2 hình thức chính là Onsite Retargeting & Offsite Retargeting.
  • Tuy nhiên trong thời đại Programmatic phát triển như hiện nay. Chúng ta có thể phân rõ chi tiết trong Onsite & Offsite Retargeting có những hình thức sau:
    •  Nhắm chọn lại theo hành vi truy cập trang (Site Retargeting).
    • Nhắm chọn lại động (Dynamic Retargeting).
    • Nhắm chọn lại trên mạng xã hội (Social Media Retargeting).
    • Nhắm chọn lại theo hành vi tìm kiếm (Search Retargeting).
    • Nhắm chọn lại theo danh sách kèm kết quả tìm kiếm (Retargeting list for search ads – RLFSA).
    • Nhắm chọn lại theo thư điện tử & CRM (Email & CRM Retargeting).
Tóm lại: Retargeting là một phần quan trọng của bộ công cụ Marketing nhưng chúng ta cần dành sự chú ý đặc biệt vào tần suất, bối cảnh và tính chất gần đây. Khi mà quảng cáo nhắm đến khách hàng. Nếu nó thực hiện tốt, Retargeting sẽ mang lại ROI tích cực và sẽ giữ cho thương hiệu luôn ở trong tâm trí khách hàng trong những giai đoạn đầu của chu kỳ mua hàng. Bạn có thể thử một số công cụ hỗ trợ như AdRoll, Retargeter, Perfect Audience và Google Adwords “Remarketing”.

II. Sự khác nhau giữa Remarketing và Retargeting:

Sự khác nhau
                            Sự khác nhau giữ Remarketing và Retargeting
  • Remarketing tập trung vào giỏ hàng: đeo bám chừng nào có chuyển đổi thành sale thì thôi.
  • Retargeting tập trung phủ nhiều kênh ads. Mục đích là để thu hút khách truy cập vào site của bạn 1 lần nữa. Retargeting là việc giữ thương hiệu trong tâm trí của những người mà đã mua sản phẩm. 
  • Lặp lại việc truyền tải thông điệp. Đó là khoản lợi nhuận đầu tư tích cực từ góc nhìn cú nhấp chuột. Khi ai đó truy cập và kiểm tra website của chúng ta, họ click, họ lướt, chúng ta muốn định kì nhắc nhở họ rằng chúng ta tồn tại.
  • Thêm một điểm khác biệt nữa giữa 2 thuật ngữ đó là Tiếp thị lại (Remarketing) chỉ sử dụng thuần DỮ LIỆU CHÍNH NGẠCH (FIRST PARTY DATA) để triển khai chiến dịch; 
  • Trong khi đó thì Nhắm chọn lại (Retargeting) thì lại có thể sử dụng nhiều loại dữ liệu khác nhau để triển khai, bao gồm 3 loại dữ liệu: 
    • Dữ liệu chính ngạch (FIRST PARTY DATA).
    • Dữ liệu đối tác chia sẻ (SECOND PARTY DATA).
    • Dữ liệu bên thứ 3 độc lập (THIRD PARTY DATA)

Để tránh mọi rủi ro sảy ra. Hãy làm qua Giao Dịch Trung Gian!

Rate this post
46,788FansLike

Bài Viết Mới