Friday, April 26, 2024

Xây Dựng Tư Duy Marketing ( phần 1)

Xây Dựng Tư Duy Marketing

Tư duy marketing
                Tư duy Marketing

Tư duy marketing là việc bạn bắt nguồn từ những hiểu biết về doanh nghiệp/ sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, những đặc thù về thương hiệu từ đó thiết kế một thông điệp thống nhất và phù hợp để tạo ra nhận thức và khơi gợi nhu cầu từ khách hàng.

I. Tư duy marketing là gì?

Tư duy mkt là gì?

1. Tư Duy là gì?

  • Trong giới làm Marketing nói chung và Digital nói riêng. Chúng ta thường rất hay nghe thấy cụm từ “Tư Duy”.
  • Từ này được nói ở khắp mọi nơi: phòng họp, bàn trà đá, từ lúc phỏng tuyển dụng đến lúc đào tạo. Ai cũng nói rằng làm Maketing là phải có tư duy. Lúc đánh giá nhân sự thì nói bạn này có tư duy, bạn kia không có tư duy. Vậy Tư Duy là gì?
  • Tư Duy là cách bạn suy nghĩ để đưa ra quyết định cho một vấn đề. Khi bạn gặp phải bất cứ một vấn đề gì, cách bạn giải quyết vấn đề đó không thể hiện tư duy của bạn. Mà cách bạn ssuy nghĩ để đưa ra phương án giải quyết mới thể hiện lối tư duy của bạn.
  • Nói tóm lại, tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần. Đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó.

2. Maketing là gì?

  • Marketing là quá trình nghiên cứu và quản lý các mối quan hệ giữa người mua và người bán.
  • Mục đích của Marketing là tìm kiếm, kết nối, giữ chân và làm hài lòng những khách hàng. Trong mọi hoạt động Marketing thì khách hàng luôn là trung tâm của vũ trụ. Những phản hồi từ khách hàng là nấc thang đánh giá cho sự thành công hay thất bại của các chiến dịch Marketing và chiến lược Marketing.
  • Theo Google dịch và khái niệm dân gian thì Marketing là tiếp thị, quảng cáo. Chính điều này đã làm cho chúng ta có nhìn nhận sai lệch về Marketing khi nghĩ rằng nó chỉ gói gọn trong phần quảng cáo thương hiệu và sản phẩm đến khách hàng. Còn lại những phần sau đó thì thuộc về bộ phận khác, lĩnh vực khác. Đây chính là sai lầm cốt lõi khi làm Marketing của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.
  • Vậy tư duy marketing là gì? Hãy tiếp tục tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:

3. Tư duy Marketing là gì?

  • Tư Duy được hình thành qua việc học lý thuyết, tiếp xúc thực tế, vận động thường ngày của con người.
  • Nếu dùng từ Tư Duy với định nghĩa trên. Tư Duy Marketing được hiểu là: Cách suy nghĩ của 1 người khi giải quyết các vấn đề kinh doanh (marketing gắn liền với kinh doanh) theo đường lối marketing.

II. Xây dựng tư duy marketing:

Xây dựng tư duy

  • Tư duy không phải là điều gì đó mơ hồ.
  • Tư duy là những phương pháp suy nghĩ để ra quyết định rất cụ thể, hoàn toàn có thể văn bản hóa thành lời.
  • Ví dụ:
    • Trong Marketing. Đẹp không có nghĩa là hiệu quả. Phải xác định rõ mình cần đẹp hay cần hiệu quả.
    • Một hiện tượng thì có thể có nhiều nguyên nhân. Liệt kê tất cả các khả năng có thể rồi hãy nhận định vấn đề.
    • Trong marketing không có đúng sai. chỉ có phù hợp hay không phù hợp, hiệu quả hay không hiệu quả thôi.

        Không bao giờ nói một kênh là kém hay tốt, chỉ nói kênh phù hợp hay không phù hợp. Nếu phù hợp thì cũng phải làm rõ, phù hợp trong giai đoạn nào, trong trường hợp nào.

    • Để đánh giá một chiến dịch marketing tốt. Phải luôn luôn so sánh với mục tiêu của chiến dịch. Không thể đánh giá một chiến dịch tốt hay không tốt nếu không thực sự nắm được mục tiêu của nó.
  • 4 VD trên là 4 lối tư duy. Mình không có ý nói 4 tư duy này là tốt hoặc là hay. Chỉ là ví dụ để thể hiện rằng tư duy là cái gì đó rất thực tế. Có thể viết ra được.
  • Thực tế, đó là lối tư duy của chính mình. Mỗi tư duy ở trên sẽ là kim chỉ nam cho mình mỗi khi cần phải ra một quyết định hoặc đưa ra một nhận xét.
  • Mỗi người sẽ có nhiều lối tư duy khác nhau. Mỗi tư duy phục vụ một công việc, một mảng khác nhau của cuộc sống. Chúng ta có:
    • Tư duy ứng xử nơi công sở.
    • Tư duy làm marketing,
    • Tư duy giữ gìn sức khỏe,
    • ……

Để xây dựng những lối TD như trên, chúng ta cần làm 3 bước:

    • Đọc, nghe, học thật nhiều.
    • Đúc rút, kết luận bằng văn bản.
    • Thường xuyên tự nhắc lại và vận dụng.
  • Đó chính là lộ trình để bạn hình thành một tư duy. Nếu bạn chịu khó tìm tòi học hỏi, kết hợp với khả năng đúc rút kết luận, chắc chắn càng ngày bạn càng có nhiều lối TD tốt.

Fanpage: https://www.facebook.com/ggads.partner 

5/5 - (1 vote)
46,788FansLike

Bài Viết Mới