Sự Khác Biệt Giữa Digital Marketing Và Online Marketing
Digital Marketing Và Online Marketing. Thường khi chúng ta nói đến Digital marketing. Sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng các kênh kỹ thuật số gồm nền tảng và thiết bị để xây dựng và quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, truyền tải thông điệp đến người xem.
Tiếp thị kỹ thuật số(Digital Marketing), tiếp thị trực tuyến(Online Marketing) là hai thuật ngữ thường hay sử dụng một cách nhầm lẫn với nhau. Đôi khi còn bị lạm dụng trong việc gọi tên chúng. Thực tế, chính các marketer cũng đang phân vân giữa hai thuật ngữ này.
Làm sao để phân biệt giữa Digital marketing và Online marketing. Các thương hiệu, nhãn hàng sẽ lựa chọn phù hợp kênh tiếp thị cho chiến dịch của mình. Nhằm mang lại hiệu quả quảng bá tốt nhất cho công ty cũng như không gây lãng phí.
I. Tiếp thị kỹ thuật số(Digital Marketing), tiếp thị trực tuyến(Online Marketing):
1. Tiếp thị kỹ thuật số(Digital Marketing):
- Khái niệm thường nhắc đến việc sử dụng kênh kỹ thuật số gồm thiết bị, nền tảng. Nhằm tiếp thị hình ảnh, thương hiệu đến với người dùng. Cho phép sử dụng không giới hạn internet. Tóm lại là Digital marketing mang tính bao quát hơn vì bao gồm rất rộng nhiều kỹ thuật tiếp thị.
- Dễ nhận biết nhất là việc SMS marketing, thương hiệu hay nhãn hàng khi thực hiện chiến dịch marketing. Có thể gửi tin nhắn SMS chương trình khuyến mãi, ưu đãi sắp tới của nhãn hàng đến các thiết bị di động của khách hàng. Trường hợp này thương hiệu, nhãn hàng có thể thực hiện chiến dịch của mình mà không cần phải có internet.
- Vậy nên hiểu rằng: Bất kỳ cái gì hoạt động dưới dạng nền tảng kỹ thuật số đều được xem là tiếp thị kỹ thuật số. VD: Video, Email, Content, Mobile marketing, Quảng cáo trên TV,…
2. Tiếp thị trực tuyến(Online marketing):
- Tiếp thị trực tuyến là tiếp thị trực tiếp trên mạng internet. Khi thực hiện đòi hỏi phải có kết nối mạng internet. Nó là một tập hợp con Digital marketing.
VD: Khi thương hiệu thực hiện chiến dịch Facebook Ads. Hoặc quảng cáo hiển thị hình ảnh, phim quảng cáo trên youtube hay website. Đó được xem như là một hình thức tiếp thị trực tuyến.
- Với sự phát triển về công nghệ. Online marketing đang phát triển và đổi mới từng ngày. Các marketer phải liên tục học hỏi, tiếp thu để không bị tụt dốc.
- Với Online marketing thì dễ tiếp cận người dùng hơn. Cũng tỏ ra áp đảo nên đây chính là nguyên nhân gây nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ Digital marketing và Online marketing.
- Một số trường hợp thuộc về online marketing: Quảng cáo hiển thị, Truyền thông xã hội, Website, SEM, SEO…
II. Tiếp thị Digital Marketing hay Online Marketing hiệu quả cho các thương hiệu:
- Hầu như tất cả các thương hiệu, nhãn hàng hiện nay đều luôn muốn thực hiện chiến dịch trên kênh Digital marketing. Điều này cũng dễ hiểu nhưng thực sự chưa đủ.
- Để có thể mang lại thành công cho một chiến dịch tiếp thị, còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như: Loại hình thương hiệu, doanh nghiệp, ngân sách cho chiến dịch, lĩnh vực hoạt động, đối tượng khách hàng mà thương hiệu nhắm tới…
- Tuy nhiên để thực hiện tốt chiến dịch thương hiệu hay nhãn hàng. Cần sử dụng dữ liệu để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất cho chiến dịch.
- Qua những lý do trên ta có thể rút ra lời khuyên là chúng ta nên sử dụng ít nhất một hình thức Online marketing. Để có thể thu thập những dữ liệu liên quan đến chiến dịch, đo lường mức độ lan tỏa, hiệu quả từ kênh tiếp thị mang lại.
VD: Thương hiệu thực hiện chiến dịch PPC thông qua Google analytics. Hay theo dõi kết quả của chiến dịch. Và kiểm tra xem chính xác ngân sách của bạn đang được chi vào việc gì. Phân tích việc sử dụng ngân sách có hiệu quả và hợp lý hay không?
III. Digital marketing và Online marketing khác biệt như thế nào?
- Thực tế thì sự khác biệt giữa hai kênh tiếp thị không quá quan trọng. Ở đây chúng ta có thể hiểu đúng hai thuật ngữ này để chọn kênh và phương tiện truyền thông. Sao cho thực hiện chiến dịch một cách hiệu quả nhất mà không gây lãng phí, tiết kiệm chi phí.
- Vấn đề chính đặt ra là thương hiệu, nhãn hàng khi thực hiện chiến dịch của mình thì cần có một chiến lược cụ thể. Biết chính xác được tệp khách hàng mà mình hướng tới, mục tiêu của chiến dịch, kết quả mong muốn đạt được. Làm thế nào để tăng nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả.
- Việc có một chiến lược cụ thể trước khi thực hiện các chiến dịch, sẽ giúp thương hiệu, nhãn hàng lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp nhất. Từ đó mang lại hiệu quả tốt nhất cho thương hiệu, nhãn hàng.
Để tránh bị scam, và những rủi ro không mong muốn, Hãy Giao Dịch Trung Gian!