Cách Tối Ưu Hiệu Quả Và Kiểm Tra Tốc Độ Website
Trên mạng internet hiện nay có hàng ngàn hàng triệu website đang tồn tại. Nhưng người dùng sẽ ưu tiên truy cập vào các trang web có tốc độ xử lý nhanh. Vậy nên để cạnh tranh tuyệt vời bên cạnh các phần mềm SEO website thì tốc độ website là một lợi thế. PageSpeed cũng là một tiêu chí cực quan trọng trong bộ checklist Audit Website.
(PageSpeed là một nhóm công cụ của Google Inc, được thiết kế để giúp tối ưu hóa hiệu suất của trang web.)
Tốc độ website là gì?
- Tốc độ website đề cập đến khoảng thời gian các nội dung được yêu cầu của website được tải xuống đầy đủ từ hosting và hiển thị trên trình duyệt tìm kiếm của người dùng.
- Thời gian load trang là khoảng thời gian từ khi người dùng click vào link cho đến khi hiên thị toàn bộ nội dung.
- Ba công đoạn cốt lõi để hiểu được thế nào là tốc độ tải trang:
- Thời gian cần để yêu cầu tải nội dung trang được truyền đến máy chủ.
- Trình duyệt máy chủ phản hồi lại yêu cầu tải trang.
- Trang web được yêu cầu hiển thị hoàn chỉnh trên trình duyệt người dùng.
Để hiểu và kiểm tra tốc độ website và đưa ra đánh giá. Ta phải đi qua các công đoạn trên, phân tích thời gian, tương tác của người dùng truy cập.
Vì sao cần kiểm tra tốc độ website:
- Tốc độ website có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự thành công của một website. Thực tế cho thấy người dùng thường sẽ chuyển sang một trang web khác nếu trang web hiện tại đang vào tải quá chậm.
- Vậy nên là, tốc độ website càng nhanh đồng nghĩa với việc càng giảm tỷ lệ thoát trang.
- Như vậy. Khách hàng sẽ ở lại website đó lâu hơn. Và chủ website cũng sẽ có nhiều thời gian để tăng trải nghiệm và tương tác với khách hàng nhiều hơn. Đồng thời, tốc độ website cũng quyết định thứ hạng từ khóa SEO và tỉ lệ chuyển đổi của website đó.
- Chính vì vậy. Việc tìm hiểu và sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ website là rất quan trọng.
Kiểm tra tốc độ website để tối ưu:
- Các công cụ kiểm tra tốc độ website sẽ cho bạn biết lưu lượng chuyển đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ này. Thậm chí có thể đưa ra những gợi ý hướng dẫn bạn cách tối ưu.
- Dưới đây là những thông tin mà bạn có thể tìm thấy khi kiểm tra tốc độ trang web:
- Xác định tập lệnh, phông chữ và plugin ảnh hưởng đến thời gian tải trang (HTML, Javascript, CSS).
- Tìm kiếm hình ảnh quá lớn dẫn đến tắc nghẽn, làm chậm trang web của bạn.
- Xác định xem bạn có hiển thị chặn JavaScript hay CSS không.
- Kiểm tra Byte thời gian tải đầu tiên.
- Phân tích tổng thời gian tải. Kích thước trang và số lượt xem trang.
- Kiểm tra hiệu suất trang web từ các địa điểm khác nhau.
- Kiểm tra tốc độ hiển thị trong các trình duyệt khác nhau.
- Phân tích tiêu đề HTTP.
- Đo lường hiệu suất của mạng nội dung mà trang web của bạn đang cung cấp có được tải chính xác từ CDN của bạn hay không.
Nguyên nhân gây ra tốc độ load chậm:
- Tốc độ Website chậm thì có rất nhiều nguyên nhân sảy ra.
- Nhà lập trình website luôn muốn xây dựng một website với hiệu suất lớn, đa dạng tính năng, tối ưu hóa. Vì vậy mà đôi khi họ đã mắc phải những sai lầm.
- Quá lạm dụng những chi tiết thiết kế cũng có thể khiến tình trạng tốc độ website bị chậm.
- Dưới đây là một số nguyên nhân chính làm chậm tốc độ tải web:
Dịch vụ Hosting kém:
- Đầu tư thời gian và tiền bạc để sở hữu dịch vụ web hosting chất lượng luôn là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu suất hoạt động cho website.
- Vì nhu cầu ngày càng tăng cao, nhiều chủ hosting đang không ngừng giao bán một máy chủ cho hàng ngàn website.
- Hàng ngàn website đổ về một server gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chạy website. Vì các luồng traffic không được kiểm soát cũng như lượng dữ liệu nội dung website quá lớn.
Dùng quá nhiều Widgets hay Plugins:
- Hướng đi của nhiều chủ sở hữu website là tối đa cài đặt nhiều Widgets hay Plugins cho website trong việc nâng cấp trải nghiệm cho người dùng.
- Nhưng đây có thể là nguyên nhân làm chậm tốc độ tải trang. Chỉ một Widgets nhỏ cũng gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ tải trang, làm tăng dung tích trang web.
Website chứa quá nhiều quảng cáo và các dịch vụ từ bên thứ ba:
- Quá nhiều quảng cáo xuất hiện trong website không chỉ làm chậm tốc độ trang web.
- Chúng còn làm tăng bounce rate, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh.
- Việc chia sẻ không gian web cho một bên thứ ba có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hiệu suất website. Như việc làm gia tăng thời gian tải nội dung trang.
Thiết kế cồng kềnh:
- Sẽ mất nhiều thời gian hơn để load ảnh hay video chất lượng cao.
- Đôi khi chất lượng đồ họa khủng chưa phải yếu tố quyết định lượt chuyển đổi hay lợi nhuận cho các website bán hàng.
Không tương thích đa thiết bị:
- Website với nội dung không có khả năng tương thích với nhiều thiết bị có thể mất rất nhiều thời gian trong thực hiện các yêu cầu của người dùng trên trang.
Những công cụ kiểm tra tốc độ website phổ biến nhất:
1. Google PageSpeed Insight – Công cụ kiểm tra tốc độ website:
- PageSpeed không chỉ kiểm tra tốc độ trang web của bạn mà nó còn chấm điểm trang web của bạn từ 1 đến 100.
- Tốc độ web càng nhanh thì điểm của trang web sẽ càng cao.
- Nếu điểm của trang web trên 85: Trang web của bạn hoạt động ổn định và có tốc độ tốt.
2. Công cụ kiểm tra tốc độ website: Pingdom.
- Khi nhập website của bạn vào Pingdom. Công cụ xuất ra một bảng báo cáo chi tiết gồm 4 phần:
- waterfall breakdown.
- Mức độ hiển thị.
- Phân tích trang và lịch sử xem trang.
- Bạn sẽ tìm thấy trong phần phân tích trang các thông tin tổng quan về kích thước, số lượng yêu cầu trên mỗi tên miền.
- Pingdom cũng có gói dịch vụ Pro. Bạn có thể nhận thông báo tự động qua tin nhắn hoặc email khi website có vấn đề không truy cập được
3. GTmetrix:
- Công cụ này có thế mạnh là là kiểm tra toàn diện. Bao gồm cả chỉ số:
- PageSpeed.
- YSlow.
- Báo cáo của GTmetrix có 5 mục chính:
- PageSpeed.
- YSlow.
- Waterfall Breakdown.
- video và lịch sử trang web.
- GTmetrix còn cho phép bạn kiểm tra tốc độ tải trang web của mình từ 7 vị trí địa lý khác nhau miễn phí.
4. WebPageTest:
- Không những có chức năng tương tự các web trên. WebPageTest còn thể kiểm tra tốc độ web của bạn tại 40 vị trí khác nhau.
- Công cụ này còn hỗ trợ hơn 25 trình duyệt và tương thích với cả điện thoại.
5. Dotcom-monitor:
- Bạn sẽ có thể kiểm tra tốc độ web của mình trên 23 vị trí và 7 trình duyệt khác nhau.
- Ưu điểm: Bạn sẽ có thể kiểm tra tất cả các địa điểm cùng một lúc thay vì từng vị trí một như các trang web khác.
6. PageScoring:
- Nếu bạn muốn một bản báo cáo đơn giản và dễ hiểu. Hãy lựa chọn PageScoring.
- Trang web này sẽ cho bạn biết:
- Thời gian tải web.
- Thời gian kết nối.
- Thời gian chuyển hướng
- Và thời gian tải xuống.
7. Google Chrome DevTools:
- Công cụ này rất dễ sử dụng mà lại có nhiều tính năng tuyệt vời.
- Bạn có thể kích hoạt nó ngay trong trình duyệt chrome bằng các phím tắt sau:
- Hệ điều hành Windows: F12 hoặc Ctrl + Shift + I
- Hệ điều hành IOS: Cmd + Opt + I
Sau khi kiểm tra tốc độ website thì có những trang nào hỗ trợ cải thiện website?
1. Google Page Speed Tools – PageSpeed Insights:
- Ngoài chức năng phân tích và chấm điểm trang web như đã nói ở trên. Công cụ này còn đưa ra những gợi ý cho bạn cải thiện tốc độ web.
- Lưu ý: Pagespeed Insight của Google hoàn toàn miễn phí.
2. PageSpeed Insights Chrome Extension:
- PageSpeed Insights (PSI) sẽ đo performance (hiệu năng) của một trang trên mobile và desktop. Sau đó cung cấp các đề xuất để cải thiện cho trang đó.
- PageSpeed Insights được cung cấp bởi Lighthouse từ cuối 2018. Có nghĩa là kết quả báo cáo trong PSI dựa trên API Lighthouse.
- Khi quét một trang, PageSpeed cung cấp hai loại dữ liệu chính: Lab và Field data.
3. Google Analytics – Site Speed Suggestions:
- Sử dụng công cụ này bạn có thể lọc và sắp xếp các trang theo thời gian tải hoặc lượt xem trang.
- Sau đó. Bạn có thể xem trang nào của mình cần trợ giúp nhất hoặc xem các trang được truy cập cao và cần cải thiện.
- Các trang web có lợi nhuận cao hơn là các trang web có tốc độ tải nhanh. Vậy nên đừng chỉ tập trung vào các chức năng hoặc phần thiết kế mà bỏ qua việc kiểm tra tốc độ web.
- Hãy sử dụng những công cụ trên để tối ưu hóa trang web của bạn một cách dễ dàng.
Cách tăng tốc độ website:
1. Tối ưu hình ảnh:
Các file lớn luôn tiêu tốn nhiều dung lượng và thời gian tải hơn. Thời lượng tải trang phụ thuộc vào tổng lượng dung tích nội dung được tải về từ hosting. Các bức ảnh chất lượng cao là chiếm dung lượng lớn, làm giảm tốc độ chạy website.
Để tối ưu hình ảnh, bạn có thể:
Điều chỉnh định dạng:
- Sử dụng định dạng JPG khi chất lượng ảnh cần được ưu tiên. Với các hình ảnh chứa icon, logo, ký hiệu, văn bản, đồ hoạ hãy sử dụng định dạng PNG.
- Chỉ sử dụng định dạng GIF với hình ảnh kích thước nhỏ, đơn giản. Tránh định dạng BMP hay TIFF.
Lựa chọn kích thước phù hợp:
- Lựa chọn kích cỡ, chiều rộng, dài phù hợp với khuôn khổ trang web. Sử dụng các phần mềm chỉnh sửa kích thước ảnh. Đặt ra các quy chuẩn kích cỡ giúp tối ưu hình ảnh cho web.
Nén ảnh:
- Tuỳ từng định dạng ảnh khác nhau. Bạn có thể chọn nén ảnh nhằm tối ưu kích cỡ cho hình ảnh.
- Với định dạng JPG, để độ nén trong khoảng từ 60-70% là tốt nhất.
Đừng lạm dụng hình ảnh:
- Giữ lại lượng hình ảnh cần thiết, vừa đủ. Đừng quá lạm dụng hình ảnh khiến file bị nặng.
2. Giảm lượng Plugin sử dụng:
- Như ở trên đã nhắc đến. Sử dụng quá nhiều Plugin dẫn đến tình trạng website chạy chậm. Một số plugin hấp dẫn như thống kê web, công cụ chọn phông, profile thực sự lại không cần thiết đến vậy.
- Mối lo ngại không chỉ ở số lượng Plugin bạn tải về. Chúng còn không ngừng nâng cấp, điều này ảnh hưởng lớn đến dung lượng trang, tốc độ website.
- Hãy sử dụng vừa đủ. Gỡ bỏ ngay những Plugin không cần thiết bạn nhé!
3. Giải nén:
- Các nội dung đăng tải cần được tối ưu, giải nén triệt để. Nhiều nguồn tài nguyên đã bị lãng phí, chiếm chỗ bởi những trang nội dung chưa được tối ưu.
- Các phần mềm diệt vi rút, hosting, proxy lạc hậu nên được thay thế để hết sức tối ưu tốc độ website.
4. Tìm đến một Hosting chất lượng:
- Các dịch vụ hosting rẻ tiền, tầm thường như đã nói ở trên là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến tốc độ website.
- Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ lập trình web hoàn toàn miễn phí, dễ dùng, đáng tin cậy. VD như WordPress, Weebly để tối ưu tốc độ website.
5. Giảm điều hướng trên web
- Càng nhiều điều hướng xuất hiện trên website. Người dùng sẽ mất nhiều thời gian hơn trong chờ đợi nội dung hiển thị. Đặc biệt với các website cần điều hướng người dùng về bản cho thiết bị di động hay trang chủ có thế khiến tốc độ tải trang lâu hơn.
- Với mỗi 2 lần điều hướng truy cập, tốc độ tải trang bị ảnh hưởng đáng kể.
6. Sử dụng CDN cho trang web:
- Mạng lưới phân bố nội dung trên trang web giúp phân phối nhiều bản copy nội dung trên nhiều data center khác nhau.
- Điều này vô cùng hữu ích cho trang web có lượng truy cập từ nhiều vị trí địa lý khác nhau.
- Tùy từng địa điểm truy cập. Người dùng có thể tiếp cận nhanh nhất nội dung của bạn.